Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!
trungtamdaytiengtrung@gmail.com
Nội dung bài viết

Cách học tiếng Trung hiệu quả cho người mới bắt đầu

Học tiếng Trung Quốc lại chưa bao giờ dễ dàng đến vậy, trung tâm SOFL chia sẻ cho bạn cách học tiếng Trung cho người mới bắt đầu hiệu quả trông thấy từng ngày.

Học tiếng Trung Quốc đang được rấ nhiều bạn trẻ quan tâm, nhưng lại chưa biết nên bắt đầu học từ đâu? học tiếng Trung sao cho hiệu quả. Qua bài viết này, hãy cùng trung tâm SOFL tìm hiểu các giai đoạn học tiếng Trung cho người mới bắt đầu hiệu quả nhé.

Giai đoạn 1: Học phát âm bảng chữ cái tiếng Trung Quốc

Học cách phát âm thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu trong tiếng Trung

Tổng quan về bảng chữ cái tiếng Trung

Bảng chữ cái tiếng Trung cho người mới bắt đầu được coi là nền tảng, yếu tố then chốt quyết định bạn có thể học tốt tiếng Trung Quốc. Học bảng chữ cái tiếng Trung sẽ giúp bạn biết cách phát âm tiếng Trung chuẩn từ đó giúp việc giao tiếp tiếng Trung với người bản xứ trở dễ dàng.

Trong tiếng Việt thì chữ viết và cách đọc là một nhưng trong tiếng Trung cách viết và cách đọc hoàn toàn khác nhau. Bảng chữ cái tiếng Trung là cách thức sử dụng chữ cái latinh để phát âm tiếng Trung. Mỗi âm tiếng đầy đủ trong tiếng Trung gồm:

  • Thanh mẫu: Phụ âm mở đầu của âm tiết

  • Vẫn mẫu (nguyên âm): Phần phía sau của thanh mẫu

  • Thanh diệu: Ký hiệu phía trên vẫn mẫu.

=> Nắm chắc bảng chữ cái tiếng Trung là nền tảng quan trọng trong việc giao tiếp tiếng Trung sau này. 

 

Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Trung

Bảng chữ cái tiếng Trung gồm 26 chữ cái latinh. Đây chính là công cụ đắc lực giúp người ngoài có thể học tiếng Trung dễ dàng. Dưới đây là cách phát âm chuẩn bảng chữ cái trong tiếng Trung bạn có thể tham khảo.

Cách phát âm Thanh mẫu

cách phát âm bảng chữ cái tiếng trung

Thanh mẫu trong tiếng Trung gồm 23 phụ âm với cách phát âm như sau:

Các âm

Âm thể hiện 

Cách phát âm

Âm môi

b; p; m

Khi phát âm nhóm này, hai môi bạn tiếp xúc, sau đó tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. 

b: Phát âm gần giống “p” trong tiếng Việt, không bật hơi

p: Phát âm giống thanh mẫu “b”, tuy nhiên bạn cần bật hơi. Phát âm mạnh hơn “b” nhưng nhẹ hơn “p”

m: Phát âm giống “m”, không bật hơi

Âm đầu lưỡi

d, t, n, l

Đối với nhóm âm đầu lưỡi, khi phát âm đầu lưỡi dính vào lợi trên, tiếp đó hạ thấp dần, từ hang mồm thoát ra luồng khí. 

d: Đọc giống “t” trong tiếng Việt, không bật hơi

t: Đọc giống “th”, bật hơi

n: Đọc giống “n”

l: Đọc giống “l” 

Âm đầu lưỡi trước

z, c, s

Cách phát âm: Đầu lưỡi thẳng, tiếp xúc giữa 2 hàm răng trên và dưới. 

z: Đọc giống “Chư” trong tiếng Việt

c: Đọc tương tự như thanh mẫu “z”, tuy nhiên bật hơi

s: Đọc giống “sư” trong tiếng Việt

Âm đầu lưỡi sau

zh, ch, sh, r

Khi đọc lưỡi uốn cong lên

zh: Đọc gần giống “trư” trong tiếng Việt

ch: Đọc tương tự thanh mẫu “zh”, bật hơi

sh: Đọc gần giống “sư” cong lưỡi, bật hơi

r: Đọc giống “rư”, không rung lưỡi.

Âm mặt lưỡi

j, q, x

Khi đọc lưỡi thẳng, đầu lưỡi chạm hàm chân răng dưới

j: Đọc gần giống “chi” tiếng Việt

q: Đọc tương tự thanh mẫu “j”, nhưng bật hơi

x: Đọc gần giống “xi” 

Âm cuống lưỡi

g, k, h

g: Phát âm tương tự “c” (trong tiếng Việt)

k: Phát âm gần giống “kh”, bật hơi mạnh ở cuống họng

h: Phát âm gần giống “h” 

 

Cách phát âm Vận mẫu (nguyên âm)

cách phát âm vận mẫu tiếng trung

Trong bảng chữ cái latinh tiếng Trung gồm 35 vẫn mẫu đơn được chia thành vận mẫu đơn và vận mẫu kép. Với cách đọc cụ thể như sau:

Các vận mẫu

Vẫn mẫu thể hiện

Cách phát âm

Vận mẫu đơn

a, o, e, o, u, ü

a: Đọc giống “a” (trong tiếng Việt)

o: Đọc giống “o”, đọc tròn môi

e: Đọc gần giống “ưa” 

i: Đọc giống “i”

u : Đọc giống “u”, tròn môi

ü: Đọc giống “uy”

Vận mẫu kép

ai, ao, an, ang, ou, ong, ei, en, eng, er, ia, iao, a, iang, ie, iu, in, ing, iong, ua, uai, uan, uang…. 

ai: Phát âm giống “ai” (trong tiếng Việt)

ao: Phát âm giống “ao”

an: Phát âm giống “an” 

ang: Phát âm gần giống “ang” 

ou: Phát âm gần giống “âu” 

ong: Phát âm giống “ung” 

ei: Phát âm giống “ây” 

en: Phát âm giống “ân” 

eng: Phát âm gần giống “âng” 

er: Phát âm giống “ơ”, thanh quản rung mạnh một chút

ia: Phát âm gần giống “ia”, đọc i sau đó kéo dài a 

iao: Phát âm gần giống “iao”

iang: đọc “i+ang” 

ie: Đọc kéo dài “i +e” 

iu: Đọc gần giống “yêu”, đọc dài hơn một chút

in: Đọc giống “in”

ing: Đọc giống “ing” 

iong: Đọc giống “i ung” 

ua: Đọc giống “oa” 

uai: Đọc giống “oai” 

uan: Đọc giống “oan”

uang: Đọc giống “oang” 

uo: Đọc kéo dài “u” chuyển sang “o”

ui: Đọc gần giống “uây”, đọc hơi kéo dài

un: Gần giống “uân”, đọc hơi kéo dài

üe: Phát âm gần giống “uê”

ian: Phát âm giống “an”

üan: Phát âm giống “oen”

uen: Phát âm giống “uân”

ueng: Phát âm gần giống “uâng”

 

Cách phát âm thanh điệu

Thanh điệu là độ cao của âm có khả năng phân biệt nghĩa. Trong tiếng Trung có 4 thanh điệu, được đánh trên nguyên âm chính của âm tiết đó.

- Thanh 1 (âm bình) độ cao 55 , ký hiệu “—”. Khi đọc cao và ngắn hơn thanh không trong tiếng Việt.
 
​- Thanh 2 (dương bình) độ cao 35, ký hiệu “∕”. Đọc giống dấu “sắc” của tiếng Việt.
 
​- Thanh 3 ( thướng thanh) độ cao 214. Đọc giống dấu “hỏi” trong tiếng Việt.
 
- Thanh 4 (khứ thanh) độ cao 51, ký hiệu “﹨”. Thanh này không có trong tiếng Việt, đây cũng là thanh điệu khó đọc nhất đối với những bạn mới học tiếng Trung.

cách phát âm bảng chữ cái tiếng trung

Một số lưu ý đặc biệt:
 
- Khi nguyên âm “ i” mang thanh điệu thì phải bỏ dấu chấm ở trên “i” đi. ví dụ: Nǐ
- Đối với trường hợp vận mẫu là “ui” và “iu” thì ký hiệu thanh điệu được viết trên nguyên âm đứng sau. Ví dụ: Shuǐ; Suí
- Thanh nhẹ: đọc vừa ngắn, vừa nhẹ, khi ghi ký hiệu gì trên âm tiết khi chú phiên âm. Ví du: Māma

Thanh thứ nhất

妈 (Mẹ) 55

Thanh thứ 2

麻 (Sợi đay/gai) 35

Thanh thứ 3

马 (Con ngựa) 214

Thanh thứ 4

骂 (Mắng, chửi) 51

b: bān bù, bào bǎn, bǎo bèi,…
p: pī píng, piān pì, pí pá,…
m: má mù, mái mò, mǎi mài,...
f: fā fú, fān fǎ, fǎng fú,...
d: dá dào, dǎ dòng, dà dǎn,...
t: tái tóu, tān tú, táo tài,...
n: niú nǎi, nán nǚ, nóng nú,...
l: lái lì, láo lèi, lì luò,...
g: gǎi gé, gān gà, gōng gòng,...
k: kāi kǒu, kǎn kè, kuān kuò,…
h: háo huá, hǎo hàn, huì huà,...
j: jī, jí, jiā jù, jiān, jú,…
q: qià, qiǎo, qiān, qiān quē, qǐng qiú,…
x: xià xún, xiǎn xiàn, xiàng xìn,…
ch: cháng chéng, chāo chù, chóu chú,…
zh: zhàn zhū, zhēng zhí, zhǐ zhōng,…
sh: shān shuǐ, shǎng shí, , shǎo shù,…
r: rěn ràng, róu ruǎn, réng rán,…
z: zài zuò, zǒng zé, zǔ zòng,…
c: cài cè, càng cù, cān cún,…
s: sī suǒ, sòng sù, sèng sū,…

Bên cạnh đó, còn có thanh nhẹ, không xuất hiện dấu trên đầu. Khi phát âm bạn đọc ngắn và nhẹ...Ví dụ: từ Bàba (爸爸) bạn phát âm nhẹ và nhanh hơn.

Giai đoạn 2: Học viết chữ Hán

Song song với việc luyện học phát âm, chữ Hán cũng là vấn đề người mới bắt đầu cần quan tâm ngay từ những bài học đầu tiên. Dù là ngôn ngữ tượng hình, tuy nhiên bạn cũng không cần lo lắng bởi việc ghi nhớ 7 quy tắc viết chữ Hán sau đây sẽ giúp bạn có thể dễ dàng viết được bất cứ từ vựng tiếng Trung nào khi đã biết phiên âm.

Các nét cơ bản trong tiếng Trung và Quy tắc viết bút thuận

Tìm hiểu 8 nét cơ bản trong chữ Hán

Chữ Hán là ngôn ngữ tượng hình được cấu tạo bởi các bộ thủ. Mỗi bộ thủ đều có các nét vẽ và ý nghĩa khác nhau. Bộ thủ đơn giản nhất là 1 nét và phức tạp nhất gồm 17 nét. 

Tiếng Trung gồm 8 nét cơ bản, việc nắm vững quy tắc viết chữ Hán là bạn có thể viết được bất kỳ chữ Trung Quốc nào rồi. Đồng thời, viết được đúng quy tắc giúp việc đếm chính xác số lượng nét chữ thuận lợi cho việc tra cứu từ điển nhanh chóng và chính xác.

Dưới đây là 8 nét cơ bản trong tiếng Trung:

viết chữ trung quốc

   - Nét ngang: Nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải
   - Nét sổ thẳng: Nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới 
   - Nét chấm: Một dấu chấm từ trên xuống
   - Nét hất: Nét cong, đi lên từ trái sang phải
   - Nét phẩy: Nét cong, kéo xuống từ phải qua trái
   - Nét mác: Nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải
   - Nét gập: Có một nét gập giữa nét
   - Nét móc: Nét móc lên ở cuối nét khác. 

Chú ý: Khi mới bắt đầu học viết tiếng Trung bạn nên lựa chọn viết bút mực nước nét đậm, quyển vở ô ly để tập viết chữ Hán. Hạn chế sử dụng bút bi bởi nó sẽ làm cho chữ bạn thành 1 thói quen và rất khó để sửa.

Trong quá trình viết, cần chú ý nét chữ, cấu tạo chữ Hán, bộ thủ căn chỉnh viết ngay ngắn trong 1 ô ly.

 

Quy tắc viết chữ Hán chuẩn đẹp

Nắm vững quy tắc viết chữ Hán là điều rất cần thiết khi học tiếng Trung. Bởi chữ Hán là chữ tượng hình, gồm nhiều nét vậy nên bạn nhất định cần học thuộc quy tắc viết chữ Hán sau đây:

   - Ngang trước sổ sau: 十, 干, 丁,
   - Phẩy (ノ) trước, mác (乀) sau: 八, 人,  天 ...
   - Từ trái qua phải: 州, 做 , 條, 划...
   - Từ trên xuống dưới: 三, 合...
   - Từ ngoài vào trong: 月, 同, 風 , 风 , 周...
   - Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng: 这, 还...
   - Giữa trước hai bên sau (quy tắc này áp dụng khi 2 bên đối xứng nhau): 少, 小, 樂 ...
   - Vào nhà trước, đóng cửa sau: 日, 回, 国, 固  ...

Việc viết đúng các nét theo đúng thứ tự sẽ giúp cho việc tập viết chữ Hán chính xác, và đếm chính xác số lượng nét viết của một chữ. Từ đó giúp việc tra cứu từ điển chính xác và nhanh chóng hơn.

 

Phần mềm giúp viết chữ Hán chuẩn, đẹp

Đối với những bạn mới bắt đầu học tiếng Trung, kết hợp các phần mềm luyện viết chữ Hán giúp bạn nhanh chóng làm quen quy tắc viết bút thuận và ký tự cần ghi nhớ. Dưới đây là top 3 phần mềm viết chữ Hán bạn có thể tham khảo. Phần mềm đều dùng chung được cả hệ điều hành iOS và Android. 

Phần mềm HelloChinese

cách viết chữ hán chuẩn đẹp

HelloChinese là ứng dụng học tiếng Trung miễn phí được nhiều bạn sử dụng hiện nay. Ứng dụng gồm hệ thống từ điểm có thể quét chữ, hình, dạy cách đọc, phát âm từng chữ và đặc biệt có riêng phần luyện viết chữ Hán rất hữu ích. 

Phần mềm ChineseSkill

học viết chữ hán

Khác với HelloChinese, trong ChineseSkill  học tiếng Trung này là những trò chơi thú vị vừa để giải trí, vừa để học. Điểm đặc biệt, ứng dụng này là bạn có thể học được cả tiếng Trung giản thể và phồn thể. 
Tuy nhiên, một chút nhược điểm ChineseSkill là vẫn sử dụng tiếng Anh chưa được việt hóa. 

App học tiếng Trung TrainChinese

TrainChinese cũng là một phần mềm tiện ích được phát triển ở cả 2 hệ điều hành. Tương tự như ChineseSkill, ứng dụng này cũng sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh là chính. 
Ngoài ra, TrainChinese được khá nhiều giảng viên giảng dạy hoặc các bạn tự học luyện viết tiếng Trung tại nhà. 

Viết là kỹ năng cần thiết khi học tiếng Trung. Vậy nên các bạn hãy rèn luyện kỹ năng viết thường xuyên nhé. Chúc bạn học tốt!

 

Giai đoạn 3: Học từ vựng, ngữ pháp tiếng Trung

Trau dồi từ vựng, ngữ pháp là bước tiếp theo người mới bắt đầu học cần thực hiện để sớm làm quen nhanh với tiếng Trung Quốc. Ở bước đầu này, bạn chỉ nên học những ngữ pháp cơ bản nhất như thì cách ghép chữ trong tiếng Trung, cấu trúc vị trí câu, danh từ, động từ… và các mẫu câu tiếng Trung giao tiếp về giới thiệu bản thân, nghề nghiệp, sở thích, hỏi đường... Sau đó hãy nâng mức độ lên.

Bạn có thể tham khảo các học từ vựng, ngữ pháp luôn được thầy cô tại Trung tâm SOFL chia sẻ đến những bạn học viên của mình như sau.

 

Cách học từ vựng tiếng Trung

Học từ vựng tiếng Trung bằng cách luyện chép chính tả

Chép từ vựng nhiều lần là phương pháp học từ vựng hiệu quả có thể áp dụng cho tất cả các ngôn ngữ. Đặc biệt, tiếng Trung là ngôn ngữ tượng hình, cách học này giúp bạn luyện viết chữ đẹp hơn mỗi ngày. 

Bạn nên dành riêng một cuốn vở ô ly hoặc mua một cuốn luyện chép chính tả tiếng Trung bán ở nhà sách. 

Mỗi ngày bạn dành ra khoảng 30 - 40 phút để viết lại tất cả từ vựng đã học hôm đó. Mỗi từ vựng khoảng 2, 3 dòng, chép nhiều lần bạn sẽ quen tay, viết nhanh hơn và đẹp hơn. Khi bạn chép đừng quên học lại từ đó, hoặc phân tích từ theo từng bộ thủ để việc ghi nhớ lâu nhất nhé. 

Ví dụ: 德 (dé): Đức gồm các bộ thủ 彳: Bộ xích (bộ chim chích);  bộ thập( 十), bộ mục(目),  bộ nhất( 一) và bộ tâm(心). 

 

Phân chia từ vựng theo chủ đề

Để việc ghi nhớ từ vựng lâu hơn, học viên của SOFL luôn được chia sẻ cách học từ vựng theo từng chủ đề. Ví dụ nhóm từ vựng tiếng Trung chủ đề con vật, sở thích hay nhóm từ vựng liên quan đến vật dụng gia đình như:

học từ vựng tiếng trung theo chủ đề

Học từ vựng tiếng Trung chủ đề rau củ quả

Từ vựng tiếng Trung rất phong phú và đa dạng nên người học cảm thấy khó khăn khi tiếp thu một lượng lớn kiến thức. Học từ vựng tiếng Trung theo chủ đề sẽ giúp bạn nắm vững từ mới dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Hãy chia từ vựng theo từng chủ đề từ đơn giản khi mới bắt đầu như chào hỏi, thời tiết, cảm xúc… để quen dần cách học. Hoặc chia thành nhóm từ vựng chủ đề yêu thích giúp việc học thêm hiệu quả và tăng cảm hứng trong quá trình học. 

Ví dụ: Nhóm từ vựng tiếng Trung về sở thích: 唱歌 (chàng gē): Hát; 摄影 (shè yǐng): Chụp ảnh; 旅游 (lǚ yóu): Du lịch…

 

Viết flashcash học từ mới tiếng Trung

cách học từ vựng tiếng trung dễ nhớ

Flashcard đã được chứng minh là phương pháp tối ưu để ghi nhớ thông tin. Áp dụng các nguyên tắc khoa học về trí nhớ: 1 question-1 answer, liên kết hình ảnh… giúp bạn học tốt từ vựng hơn 200% so với những cách thông thường.

Thẻ flashcard bao gồm nhiều tờ giấy 2 mặt với các ghi chú và hình ảnh minh họa được ghép lại với nhau dựa trên một hình thức chung: Câu hỏi và Câu trả lời.

Ví dụ mặt trước của flashcard ghi từ mới, loại từ vựng. Mặt sau sẽ ghi cách đọc, phiên âm, nghĩa tiếng Việt kèm ví dụ minh hóa. Học bằng flashcard sẽ giúp bạn ghi nhớ nội dung quan trọng dễ dàng, nhanh chóng. 

Bạn đã dùng Flashcash để học từ vựng tiếng Trung bao giờ chưa? Hãy thử áp dụng ngay nhé. 

 

Dán giấy nhớ mọi nơi để học từ vựng

Bạn có thể ghi lại những điều cần làm, phải làm, những chú ý của mình vào các mảnh giấy nhỏ, đa sắc màu và dán ở những nơi bạn thường để ý như tủ lạnh, bàn học, trước mặt tivi, tường cầu thang... miễn sao những nơi đó bạn thường đi qua. Mỗi lần vô tình nhìn thấy là bạn đã tự nhiên học từ vựng mà không hề tốn thời gian, công sức.

 

Học từ vựng tiếng Trung qua các ứng dụng

cách học từ vựng tiếng trung

Đã bao giờ bạn tìm kiếm các phần mềm, ứng dụng học tiếng Trung ngay trên máy tính hay điện thoại thông minh của mình chưa? Các nhà cung cấp đã chia sẻ rất nhiều phần mềm học tiếng Trung trong đó thu hút nhất là các ứng dụng học từ vựng cực kì thú vị. Bạn có thể học từ mới, kiểm tra khả năng nhớ từ mới hàng ngày, hàng tuần.

  • HelloChinese:

  • ChineseSkill:

  • HSK online:

Học từ vựng tiếng Trung sẽ không còn quá khó khăn nếu các bạn tìm được những phương pháp học phù hợp. Hãy áp dụng linh hoạt những cách học mà SOFL chia sẻ nhé. Nếu bạn có cách học nào thú vị, bật mí cùng mọi người ngay dưới bài viết này nhé!

 

Cách học ngữ pháp tiếng Trung

Ngữ pháp tiếng Trung không quá khó và được phân theo từng cấp độ: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Khi mới bắt đầu, bạn nên học từ những mẫu câu giao tiếp tiếng Trung đơn giản có thể áp dụng ngay trong cuộc sống. Sau đó, tiếp cần dần lên mẫu câu phức tạp. 

Mỗi ngày, bạn nên học từ 3 đến 5 ngữ pháp. Mỗi ngữ pháp hãy đặt thử ví dụ cùng các từ mới trong bài học. Cách học này giúp bạn vừa ghi nhớ từ vựng vừa nhớ ngữ pháp một cách đơn giản. Sau đó, bạn nên nhờ thầy cô hoặc bạn bè chữa lại cho đúng. 

Tránh việc quên ngữ pháp, bạn nên tổng hợp và ôn tập các ngữ pháp đã học được trong tuần qua một cuốn sổ ghi chép theo ý hiểu của bạn để khi nhìn lại một lần là bạn có thể nhớ và sử dụng được.

Trên đây là cách học tiếng Trung cho người mới bắt đầu hiệu quả mà Trung tâm tiếng Trung SOFL đã áp dụng cho rất nhiều học viên và thành công.

>>> Đăng ký ngay khóa học tiếng Trung cho người mới bắt đầu tại SOFL để nhận ưu đãi hấp dẫn trong tháng này nhé.



Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay để trải nghiệm hệ thống học tiếng Trung giao tiếp đã giúp hơn +100.000 học viên thành công trên con đường chinh phục tiếng Trung. Và giờ, đến lượt bạn....