Thơ ca Trung Quốc vốn đã nổi tiếng và ưa chuộng từ xưa đến nay. Các tác phẩm kinh điển được dịch và giảng dạy ở rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Với sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thì thi ca nước này cũng được Việt Nam ta nghiên cứu và bình luận sôi nổi.
1. Đỗ Phủ
Mặc dù không nổi tiếng từ đầu, những tác phẩm của ông gây ảnh hưởng nhiều đến cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Ông tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi sử và Thi thánh. Đối với độc giả phương Tây, tầm vóc các tác phẩm của ông sánh ngang với "Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton, Burns, Wordsworth, Béranger, Hugo.
2. Lý Bạch
Khác với Đỗ Phủ, thơ Lý Bạch thích viển vông, phóng túng, ít đụng chạm đến thế sự mà thường vấn vương hoài cổ (Phù phong hào sĩ ca, Hiệp khách hành, Việt trung lãm cổ...), tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp (Cổ phong, Quan san nguyệt...), cảm thông cho người chinh phụ (Trường can hành, Khuê tình, Tử dạ thu ca...), về tình bạn hữu (Tống hữu nhân, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Văn Vương Xương Linh thiên Long Tiêu...), tình trai gái (Oán tình, Xuân tứ...), nhớ quê hương (Tĩnh dạ tứ, Ức Đông Sơn...). Nhưng nhiều nhất vẫn là về rượu (Tương Tiến tửu, Bả tửu vấn nguyệt, 4 bài nguyệt hạ độc chước, Xuân nhật độc chước, Đối tửu...).
3. Bạch Cư Dị
Bạch Cư Dị là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Tác phẩm nổi tiếng của Bạch Cư Dị ở Việt Nam có lẽ là bài Tỳ bà hành, Trường Hận Ca. Danh tiếng của ông ngang với Lý Bạch (701-762), Đỗ Phủ (712-770) và còn được mệnh danh là "thi tiên". Thơ ông mang đậm tính hiện thực, lại hàm ý châm biếm nhẹ nhàng kín đáo.
4. Vương Bột
Vương Bột được xem là một trong "Sơ Đường tứ kiệt" (bốn nhà thơ kiệt xuất giai đoạn đầu của nhà Đường), 3 nhà thơ còn lại là: Dương Quýnh (杨炯), Lư Chiếu Lân (卢照邻) và Lạc Tân Vương (骆宾王).
5. Tào Tuyết Cần
Tào Tuyết Cần là một tiểu thuyết gia vĩ đại người Trung Quốc, tác giả của cuốn tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng, một trong tứ đại kỳ thư của văn học cổ điển Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông cũng là 1 thi gia xuất chúng với nhiều tác phẩm để đời.
6. Tô Thức
Tô Thức là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.
7. Khuất Nguyên
Ông là một chính trị gia, một nhà thơ yêu nước nổi tiếng của Trung Quốc. Ông là người trong hoàng tộc nước Sở, làm chức Tả Đồ cho Sở Hoài Vương. Ông học rộng, nhớ dai, giỏi về chính trị, lại có tài văn chương. Lúc đầu ông được vua yêu quý, sau có quan lại ganh tài ông, tìm cách hãm hại. Vua Sở nghe lời gièm pha nên ghét ông. Ông âu sầu, ưu tư viết thiên Ly Tao để tả nỗi buồn bị vua bỏ.Ngoài tập Ly Tao là tập thơ bất hủ của ông để lại, ông còn có nhiều sáng tác thơ khác như Sở từ, Thiên Vấn (Hỏi trời)....
8. Lỗ Tấn
Lỗ Tấn là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc. Ông được giới nghiên cứu văn chương coi là người đặt nền móng cho văn chương hiện đại Trung Quốc và là bậc thầy của thể loại truyện ngắn. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là AQ chính truyện.
9. Lục Du
Lục Du là người Sơn Âm; nay là huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ông xuất thân trong một gia đình làm nghề nông khá giả, có nề nếp văn chương, qua các triều đại đều có người ra làm quan. Lục Du là nhà thơ có một sức sáng tác hết sức dồi dào. Ông cần cù làm thơ suốt đời, vì thế trong lịch sử văn học cổ đại Trung Quốc, ông là nhà thơ làm nhiều thơ nhất. Không kể những bài mất mát hoặc do ông bỏ đi, thì số thơ còn lại khoảng 9.300 bài thơ, 130 bài từ và nhiều bài văn xuôi khác .
10. Điền Hán
Ông là người đặt nền móng cho phong trào kịch nói Trung Quốc, người đi đầu cải cách hý khúc, được mọi người gọi là Quan Hán Khanh hiện đại. Ông không những viết kịch nói, viết hý khúc, còn viết kịch bản phim, thơ và bài hát trong phim. Trong con mắt nhiều người, Điền Hán là nhà hý kịch, cũng là nhà thơ nổi tiếng.