Chữ Hán, Hán tự (漢字) hay Chữ Nho, là loại văn tự từ thời Trung Quốc cổ đại sau đó du nhập vào các nước lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước. Kiểu chữ viết được ổn định như ngày nay đã có từ thời đại nhà Hán.
Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, chữ hán có sáu phương thức cấu tạo được gọi là lục thư, bao gồm: Tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú và giả tá. Cùng tìm hiểu về chữ Hán nhé.
1. Chữ Tượng Hình
“Tượng hình” có nghĩa là dựa trên hình thể của sự vật mà hình thành chữ viết.
Các loại tượng hình:
1.1 Vẽ tổng thể sự vật: 日、月、山…
1.2 Vẽ bộ phận sự vật:羊, 手,牛…
1.3 Vẽ những sự vật có liên quan với nhau chữ khác: 果、眉、天、牢…
2. Chữ Chỉ Sự
Chỉ sự là cách tạo chữ dùng các ký hiệu mang tính tượng trưng hoặc thêm ký hiệu gợi ý vào chữ tượng hình.
Chữ chỉ sự có 2 loại:
2.1 Được tạo nên từ các ký hiệu mang tính tượng trưng thuần tuý:一、二、三,上、下…
2.2 Thêm ký hiệu gợi ý trên cơ sở chữ tượng hình: 本. 母…
3. Chữ hội ý
Là loại chữ hợp ý các phần mà thấy được nghĩa. Đây là phương pháp tạo chữ kết hợp hai chữ Tượng hình hoặc Chỉ sự trở lên, cùng biểu đạt một ý nghĩa.
Ví dụ, chữ Lâm (林, rừng nơi có nhiều cây) có hai chữ Mộc (木) xếp hàng đứng cạnh nhau được làm bằng cách ghép hai chữ Mộc với nhau (Rừng thì có nhiều cây)
4. Chữ Hình Thanh:
Là chữ lấy vật làm tên, mượn thanh hợp thành. Chữ Hình thanh là cách tạo chữ trên cơ sở kết hợp bộ thủ biểu thị ý nghĩa và bộ thủ biểu thị âm đọc.
Chữ Hình Thanh chiếm tới 80% toàn bộ chữ Hán, gồm hai phần: phần hình biểu diễn ý nghĩa và phần thanh biểu diễn cách phát âm.
Ví dụ, bộ Thủy (氵,dòng sông), ghép cùng chữ Thanh (青, màu xanh) tạo thành chữ Thanh (清) có nghĩa là “trong suốt” hoặc “trong xanh”.
5. Chữ Chuyển Chú:
Được hình thành theo phương pháp dùng chữ có cùng một bộ thủ, thanh âm gần nhau, ý nghĩa giống nhau, có thể chú thích cho nhau.
Ví dụ, chữ Khảo 考và Lão 老 có âm gần nhau vừa có nghĩa là “già” nên có thể dùng làm 1 cặp chuyển chú.
6. Chữ Giả Tá:
Được hình thành theo phương pháp bằng cách mượn chữ có cùng cách phát âm (dùng chữ đồng âm thay cho chữ có nghĩa mới mà không cần phải tạo ra chữ mới)
Ví dụ, Đạo(道,nghĩa gốc "con đường"道路), mượn dùng làm chữ "đạo" trong "đạo đức".
>>> Xem thêm :