Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, phong tục tập toán khá giống nhau, tuy nhiên, không hẳn giống nhau tất cả. Có những phong tục thể hiện nền văn hóa đa dạng của mỗi nước. Bạn nào có ý định du học Trung Quốc, ngoài việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm học tiếng trung làm nền tảng thì nên tham khảo về những phong tục tập quán của người Hoa, để hiểu thêm phần nào đất nước mà các bạn đã lựa chọn học tập nhé …
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Sâu Bọ, diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày lễ khá phổ biến ở Việt Nam.. Nhiều nơi còn giữ phong tục trẻ cho ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Người lớn thì giết sâu bọ bằng cách uống rượu (hoà ít tam thần đơn) hoặc ăn rượu nếp. Tuy nhiên, với Trung Quốc thì bánh chưng lại là món không thể thiếu trong tết Đoan Ngọ. Bánh chưng của Trung Quốc nhỏ và bé hơn so với Việt Nam rất nhiều đấy.
Tương truyền rằng ở Trung Quốc ngày này là ngày thờ cúng ông Khuất Nguyên, một nhà thơ nổi tiếng của nước Sở (cách đây 2286 năm ), ông là một người học rộng tài cao. Và hôm đó cũng là ngày lễ “vào hè” của người Trung Quốc, nhằm cầu mưa thuận gió hòa, tránh được thiên tai, dịch bệnh. Trong ngày này thì họ luôn tổ chức các lễ hội đua thuyền và gói bánh chưng. Người Trung Quốc quan niệm vào ngày này nếu ăn bánh chưng thì không những được khỏe mạnh hơn, tránh được các dịch bệnh, mà còn thông minh và học giỏi.
>> Xem thêm cách học tiếng Trung hiệu quả
Khi mới đến Trung Quốc, nhiều bạn có dịp được tới thăm các gia đình người Hoa đã có rất nhiều bỡ ngỡ, thắc mắc vì không hiểu sao nhà nào cũng treo chữ Phúc ở trước cửa, mà kì lạ là lại treo ngược, chứ không phải đúng chiều như nhà mình. Hóa ra, trong tiếng hoa, thì chữ “dzào” nghĩa là “ngược” (đảo lộn), đồng âm với chữ “dzào” nghĩa là “đến” (đi đến). Do đó, người dân Trung Quốc luôn có thói quen treo chữ Phúc ngược ở trước cửa nhà để cầu “Phúc đến nhà”.
Qua tìm hiểu, được biết, thói quen bắn pháo hoa trong dịp tang lễ này cũng là một phong tục khá phổ biến ở rất nhiều tỉnh của Trung Quốc, thậm chí là cả Bắc Kinh và Thượng Hải hay các thành phố lớn cũng có. Nguyên do là vì người Hoa cho rằng, tang lễ không phải là một chuyện buồn, mà là một việc vui, vì người ta quan niệm chết đi không phải là kết thúc, mà khi chết đi là con người đã được chuyển sang một thế giới khác, và họ bắn pháo hoa để cầu cho linh hồn của người chết có thể được lên trời. Cũng có người lại giải thích rằng họ làm thế vì tiếng pháo hoa sẽ xua đuổi được ma quỷ, giúp cho ma quỷ không thể quanh quẩn nơi họ sống và không thể làm hại đến gia đình họ.
Có một lần khi được chụp ảnh cùng các bạn Trung Quốc, tớ đã rất ngạc nhiên vì không hiểu sao ai cũng nói “cà tím” trước khi chụp ảnh. Hóa ra, cũng như Việt Nam mình, khi chụp ảnh thường nói chữ “chi” vì khi phát âm giống như đang cười, còn trong tiếng Trung “cà tím” đọc là “ qié zì”, khi phát âm từ này thì trông chúng ta như đang cười, và các bạn Trung Quốc đã áp dụng câu nói này trong mỗi lần chụp ảnh tập thể, để ai cũng có thể cười thật tươi, đồng đều và đẹp nhất đấy.