Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!
trungtamdaytiengtrung@gmail.com
Nội dung bài viết

Cách ghép các bộ trong tiếng Trung

Bộ thủ là thành phần cốt lõi cấu tạo nên mỗi chữ Hán. Bạn đã biết cách ghép các bộ trong tiếng Trung thế nào chưa? Hãy cùng SOFL tìm hiểu Cách ghép các bộ thủ này nhé.

>>> Xem thêm : 50 bộ thủ tiếng Trung

Cách ghép các bộ trong tiếng Trung

Chữ Hán được hình thành bởi 6 phép cấu thành gọi là lục thư: Tượng hình, Chỉ sự, Hình thanh, Hội ý, Chuyển chú và Giả tá. Trong đó, phổ biến hơn cả là Hình thanh và hội ý. Cùng Tiếng Trung SOFL tìm hiểu cụ thể về tất cả 6 phép cấu thành chữ Hán để hiểu hơn về ngôn ngữ thú vị này nhé.

Tượng hình: Là nhóm chữ có cấu tạo đơn độc “独体造字法”  dùng văn tự hoặc nét vẽ để biểu thị yếu tố đặc trưng mà tạo thành. Chữ tượng hình xuất hiện từ dạng văn tự đồ họa, nhưng tính chất đồ họa không rõ ràng. Ngược lại tính tượng trưng cao. 

Điểm hạn chế chữ tượng hình là thực tế nhiều sự vật không thể mô tả được bằng hình vẽ. 

Ví dụ:

  • Chữ 月 (nguyệt): Có hình dạng tương tự như một mặt trăng

  • Chữ  鱼 (Ngư, cá): Có hình dạng của một con cá có đầy đủ các bộ phận đầu, thân, đuôi đang bơi. 

Chỉ sự: Là nhóm có cấu tạo đơn độc “独体造字法”. Khác với chữ tượng hình trong chữ chỉ sự có hàm chứa tính trừu tượng hội họa. 

Ví dụ:

Chữ “上” (thượng): Gồm 21 nét ngang biểu thị mặt đất, một nét dọc phía trên và phía trên nét ngang bên phải có thêm một nét nhỏ làm rõ nghĩa ở bên trên.

Chữ “下” (hạ): Gồm nét ngang biểu thị mặt đất, một nét ngắn xiên xuống dưới biểu thị phía dưới và một nét ngang nhỏ bên nách làm rõ nghĩa ở bên dưới. 

Hình thanh: Là nhóm chữ cấu tạo hợp thể  “合体造字法”. Chữ Hình thanh được hợp thành bởi 2 bộ phận: 

+ Hình bàng (nghĩa phù): Dùng để biểu thị ý nghĩa hoặc thuộc loại

+ Thanh bàng: Dùng để biểu thị từ gần hoặc cùng âm đọc. Vị trí của hai bộ phận này không cố định. Cùng xem ví dụ minh họa trong từng trường hợp để hiểu hơn nhé. 

Nghĩa bên trái, âm bên phải

Ví dụ:

Chữ 妈 (Mā): Mẹ được tạo thành từ bộ 女 (nữ) mang nghĩa mẹ vì mẹ là phụ nữ nên có bộ nữ và chữ 马 (mǎ) đóng vai trò biểu âm tạo nên âm “ma” cho chữ 妈妈(Māmā). 

 

Nghĩa bên phải, âm bên trái

Ví dụ:

Chữ 战 (zhàn): Chiến được tạo thành bởi chữ 占(zhān) bên trái tạo nên âm “zhan” cho chữ 战) và bộ 戈 (Qua) chỉ vũ khí, gươm mác liên quan đến chiến tranh. 

 

Trên thanh dưới hình

Ví dụ:

Chữ  型 (xíng): Mô hình, hình. Có cấu tạo gồm chữ 刑 (xíng) ở bên trên tạo nên âm “xing” cho chữ 型 và bộ thổ 土 ở bên dưới. 

 

Trên hình dưới thanh 

Ví dụ:

Chữ 爸 (Bà): Bố có cấu tạo gồm bộ phụ 父 bên trên (để chỉ cha) và chữ 巴 (Ba) bên dưới (đóng vai trò tạo nên âm ba cho chữ 爸爸 (Bàba). 

 

Trong hình ngoài thanh

Ví dụ:

Chữ 问 (wèn): Hỏi có cấu tạo bởi chữ 门 (mén) bao bên ngoài và bộ 口 (khẩu) biểu thị liên quan tới hoạt động nói.

 

Ngoài hình trong thanh

Ví dụ:

Chữ 阁 (gé): Các được tạo nên bởi bộ 门  (môn) bao bên ngoài và chữ 各 (gè) bên trong (tạo nên âm “ge”  cho chữ 阁 (gé)

 

Hội ý

Là nhóm chữ cấu tạo bằng nhiều phần hợp thành. Ý nghĩa của nó được hình thành bởi tất cả thành phần tham gia ghép thành chữ đó. 

Ví dụ:

Chữ 休 (xiū): Nghỉ, nghỉ ngơi. Gồm bộ 亻(nhân đứng) chỉ con người và bộ 木 (mộc) chỉ cây cối => Con người ngồi tựa gốc cây để nghỉ ngơi. 

Chữ 明(Míng): Sáng, sáng rõ: Gồm bộ 日 (nhật) chỉ mặt trời và bộ 月 (nguyệt) chỉ mặt trăng. Mặt trời và mặt trăng ghép lại tạo nên ánh sáng. 

 

Chuyển chú

Thuộc dạng tự pháp “用字法” là cách dùng chữ chứ không phải là phương pháp tọa chữ. Chữ chuyển chú là chữ có tự dạng giống nhau, cách phát âm tùy vào vị trí chữ mà có cách phát âm khác biệt. 

Ví dụ:

Chữ 考 (Khảo) và 老 (Lão) là hai chữ khác nhau nhưng có cùng nghĩa chỉ người già. Theo lục thư cách ghép các bộ trong chữ Hán phần này chưa được diễn giải rõ ràng người đời vẫn gây tranh cãi nhiều chữ chuyển chú. 

 

Giả tá

Thuộc dạng chữ mượn có sẵn rồi phát âm chệch đi hoặc giữ nguyên âm đọc, thay đổi nghĩa khác.

Ví dụ:

长 (trường) là dài bị mượn và đọc ra thành Trưởng có nghĩa trưởng thành 长大 (Zhǎng dà). 

 

Học tiếng Trung đem đến cho bạn rất nhiều thú vị và SOFL tin rằng trong quá trình học chữ Hán giúp bạn có thêm rất nhiều sự hiểu biết, liên tưởng thú vị liên quan đến ngôn ngữ tượng hình này. Chúc các bạn học tiếng Trung vui vẻ. 

 

 



Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay để trải nghiệm hệ thống học tiếng Trung giao tiếp đã giúp hơn +100.000 học viên thành công trên con đường chinh phục tiếng Trung. Và giờ, đến lượt bạn....