Thư pháp Trung Hoa là một trong những loại hình nghệ thuật cao và có ảnh hưởng sâu sắc đến các nước láng giềng như Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản
Theo truyền thuyết, Vua Phục Hy từ việc nghĩ ra bát quá rồi chế ra “long thư”, vua Thần Nông xem lúa mà sáng tạo ra “Quy Thư”. Đại Vũ đúc chín đỉnh rồi tạo ra “Chung Đỉnh Văn”. Nhưng đó chỉ là huyền thoại mà không có dấu vết nào.
Xuất hiện sớm nhất hiện nay trong hệ văn tự là chữ giáo cốt mà các nhà khoa học đã xác định cách đây khoảng 1.200 Năm Trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt do đời nhà (1766 – 1123 TCN) được áp dụng trong việc bói toán.
Chữ cổ thứ hai là chữ “金文” Kim Văn. Đây là kiểu chữ được khắc trên đỉnh vạc và các tế khí bằng đồng, là hẹ văn tự tìm thấy trước niên đại đời Tần. Sau đó, chữ viết tiếp tục được tìm thấy trên các bia đá, được gọi là “Bi Văn”.
Cuối cùng khi đã chế ra giấy, bút lông và mực, chữ hán bắt đầu được vẽ theo các nét to nét nhỏ. Chữ Hán từ đời Hán đã ổn định về loại nét và chữ viết.
Tranh thủy mặc là một những loại hình nghệ thuật độc đáo giá trị cao có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đó là những bức tranh miêu tả về cuộc sống hạnh phúc ấm no nhưng cũng luôn có bức tranh khắc họa cuộc sống nghèo khó, lam lũ vất vả thời lạc nơi đây.
Chúng ta có thể kể tên đến rất nhiều danh họa cổ Trung nổi tiếng như: Vương Duy, Tô Thức, Ngô Đạo Tử, Trần Đan Thành…
Tranh thủy mặc là sự kết hợp hài hòa đủ 4 yếu tố Thơ - Thư - Họa - Ấn. Nghệ nhân thường cân nhắc khi nào để thư bên cạnh, điểm xuyến thêm dòng thơ hay đóng thêm một dấu gây ấn tượng.
Tranh cắt giấy là một trong những nghệ thuật truyền thống dân gian độc đáo lâu đời tại Trung Quốc từ thời xa xưa do chính người dân sáng tạo. Từ đó những người nghệ sĩ tài hoa đã sáng tạo nghệ thuật cắt giấy với đề tài muôn hình vạn trạng từ con người, cỏ cây hoa lá, chim muông đến cả những nhân vật trong các tác phẩm dân gian.
Ra đời từ rất lâu đời, nhưng sự sáng tạo trong nghệ thuật cắt giấy Trung Hoa vẫn luôn trường tồn mãi theo thời gian. Hình ảnh tranh giấy cắt cũng không ngừng sáng tạo theo sự phát triển thời đại, điểm tô cho cuộc sống muôn màu.
Đàn cổ là một trong những loại đàn âm nhạc dân tộc cổ xưa nhất Trung Quốc. Theo các nhà khoa học, đàn cổ rất có thể đã tồn tại cách đây hơn 4000 năm từ thời Khổng Tử.
Đàn cổ còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau như: Ngọc cầm, thất huyền cầm.
Kinh dịch là một trong những bộ sách kinh điển đất nước Trung Hoa. Đây là bộ sách hệ thống tư tưởng triết học người Á Đông. Quan điểm tư tưởng dựa theo sự cân bằng thông qua thay đổi và đối kháng (chuyển dịch).
Lúc đầu, kinh dịch được biết đến là hệ thống dùng bói toán về sau được các nhà triết học Trung Hoa theo đó phát triển dần lên.
Đến nay, kinh dịch được bổ sung nhằm truyền đạt và diễn đạt tư tưởng triết học cổ Á Đông và được đánh giá là tinh hoa cổ học Trung Hoa.
Kinh dịch được áp dụng đa dạng trong lĩnh vực cuộc sống từ nhân mệnh, địa lý, thiên văn và quân sự…
Kinh kịch là một loại hình biểu diễn nghệ thuật tổng hợp được hình thành và phát triển mạnh ở Bắc Kinh thời vua Càn Long.
Kinh kịch có lịch sử hơn 200 năm, được bắt nguồn từ rất nhiều loại tuồng cổ địa phương đặc biệt là “huy ban”. Sức hút của kinh kịch được thể hiện trên nhiều yếu tố từ cốt truyện, trang phục, cách trang điểm, nhạc cụ cho đến vai diễn đều toát lên nét quyến rũ mà bạn phải chú tâm thật lâu, thật xa mới thấy được cái tinh túy, đặc sắc của vở kịch.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển 200 năm, kinh kịch được coi là một trong bốn quốc túy Trung Quốc, là đỉnh cao trong nghệ thuật Hát kịch, nét văn hóa truyền thống đặc sắc được lưu truyền từ bao đời nay.
Nếu có dịp đến Trung Quốc, bạn đừng quên nghe và cảm nhận nghệ thuật đặc sắc kinh kịch ở Nhà hát kịch lớn Tường An nằm trên đường Trường An Bắc Kinh nhé.
Gốm sứ Trung Hoa có bề dày lịch sử hơn 1000 năm đáng ngưỡng mộ. Trải qua những thăng trầm lịch sử đầy biến cố Gốm sứ Trung Hoa vẫn luôn vươn mình thay đổi và phát triển mạnh mẽ để từ đó trở thành dòng sản phẩm sâu sắc, ấn tượng.
Trong thời kỳ đồ đá nền văn minh Yangshao đồ đất nung trang trí màu và đồ gốm xương sứ trắng, đỏ ra đời. Tiếp đó, đến thời Longshan, đồ gốm sứ đen phát triển mạnh mẽ.
Đến thời nhà Thương gốm men ngọc bắt đầu xuất hiện. Và từ thời cuối Xuân Thu đến thời Chiến Quốc, đồ gốm sứ Trung Quốc được nung ở nhiệt độ cao, họa tiết đa dạng phong phú đã hình thành và phát triển mạnh mẽ.
Cờ vây là một trong những trò chơi trí tuệ với 4000 năm lịch sử. Cờ vây được phát minh bởi Nghiêu Đế. Ban đầu, cờ vây có tên gọi là “dịch” hay “kỳ”. Sau đó nhờ theo nguyên tắc của trò chơi là dịch chuyển tương tác giữa bên đen và trắng mà tên gọi thành cờ vây.
Bạn có biết, nghề dệt lụa xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc. Ban đầu, tơ lụa là đồ dùng chỉ vua mới được sử dụng hoặc có quyền ban tặng người khác. Sau đó, tơ lụa dần được phát triển và sử dụng rộng rãi trong nhiều tầng lớp xã hội Trung Hoa rồi phát triển qua các vùng lân cận châu Á.
Sở hữu độ bền và vẻ đẹp óng ánh kiêu sa, lụa nhanh chóng trở thành loại hàng hóa cao cấp được giới thương nhân tìm đến. Sau đó, nhu cầu sử dụng lụa phát triển mạnh mẽ và nghề dệt lụa trở thành ngành thương hiệu xuyên quốc gia.
Năm 2007, các nhà nghiên cứu khảo cổ đã phát hiện mẫu vải lụa được dệt, nhuộm hết sức tinh xảo từ ngôi mộ tỉnh Giang Tây. Với thời gian ước tính cách đây khoảng 2500 năm thuộc đời nhà Đông Chu.
Trà đạo là một nét đẹp văn hóa được lưu giữ lâu đời của người Trung Quốc. Nguồn gốc của trà và nghệ thuật uống trà được bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa xinh đẹp. Dường như đây là một phong tục tập quán, một nét đẹp truyền thống được lưu giữ bao đời nay.
Trà đạo là một nét đẹp văn hóa được lưu giữ lâu đời của người Trung Quốc. Nguồn gốc của trà và nghệ thuật uống trà được bắt nguồn từ thời đại Thần Nông cách đây 5.000 năm trước. Người Trung Quốc đã phát hiện ra lá trà và coi trà như 1 nền văn hóa nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Trà có rất nhiều công dụng vừa thanh nhiệt, lại còn chữa được bệnh. Thưởng trà là một văn hóa nghệ thuật người người Trung Hoa lưu truyền tốt cho tới ngày nay.
Trên đây là tổng hợp những nét văn hóa đặc trưng của Trung Quốc luôn được giữ gìn và phát triển từ bao đời nay. Mong rằng qua bài khám phá tinh hoa đặc sắc Trung Hoa giúp bạn có thêm thật nhiều động lực học tiếng Trung Quốc. Chúc các bạn thành công.