Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!
trungtamdaytiengtrung@gmail.com
Nội dung bài viết

Tìm hiểu Tết Trùng Cửu Trung Quốc

Tết Trung Cửu hay còn gọi là Tết Trung Dương – là một lễ hội truyền thống của người Trung Quốc, cùng SOFL tìm hiểu về ý nghĩa và nguồn gốc của ngày lễ này nhé!

Tết Trùng Cửu (Trùng Dương) Trung Quốc

Tết Trùng Cửu của Trung Quốc là ngày gì?

- 重九/Chóng jiǔ/ - tết Trùng Cửu hay còn gọi là tết Trùng Dương - 重阳节/Chóngyáng jié/ là một lễ hội truyền thống của Trung Quốc. Được tổ chức vào ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, 2 lần 9 lặp lại nên gọi là Trùng cửu, hơn nữa số 9 là số dương trong 《易经》_Dịch kinh nên ngày 9/9 còn được gọi là Trùng Dương.

- Tết Trùng Dương bắt nguồn từ việc thờ cúng các hiện tượng thiên nhiên, bắt đầu có từ thời cổ đại, phổ biến vào thời Tây Hán và hưng thịnh vào sau thời nhà Đường. Thời xa xưa người ta thường nên núi cầu phúc, cúng bái, cầu thọ,... vào tết Trùng Dương. Các phong tục này được lưu truyền cho tới ngày nay, ngoài ra Tết Trùng Dương còn được coi là ngày lễ của người cao tuổi. Tổ chức leo núi, lên đỉnh núi ngắm khung cảnh mùa thu, bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng người cao tuổi,... là những hoạt động chủ yếu của tết Trùng Dương ngày nay.

- Trong quá trình phát triển và diễn biến lịch sử, ngày lễ này đã giao thoa với nhiều phong tục dân gian khác, mang những nội hàm văn hóa phong phú. Một số tên gọi khác của ngày lễ này:

►  祭祖节/Jì zǔ jié/ - Lễ thờ cúng tổ tiên

Tết Trùng Dương, tết âm lịch, tết Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ,...là những ngày lễ mà người Trung Quốc thường thờ cúng tổ tiên. Trung Quốc cổ đại thuộc xã hội nông nghiệp, nền văn minh nông nghiệp, rất coi trọng kinh nghiệm của tổ tiên để lại. Từ xa xưa người Trung Quốc đã có nghi thức, phong tục thờ cúng tổ tiên để tỏ lòng biết ơn khi mùa màng bội thu, tỏ lòng hiếu thảo, không quên gốc gác,...

► 登高节/Dēnggāo jié/- Lễ hội leo núi

Thời cổ đại, tết Trùng Dương con được gọi là “Lễ hội leo núi” bởi người ta có phong tục leo núi vào ngày này. Phong tục leo núi bắt nguồn từ đặc điểm khí hậu của thời điểm này và tín ngưỡng thờ núi của người cổ đại. Tết Trùng Dương là thời điểm không khí rất trong lành, lên càng cao không khí sẽ càng trong lành hơn, vậy nên tháng 9 mùa thu không khí mát lành, người ta thường leo núi để ngắm cảnh, rèn luyện sức khỏe.

Tết Trùng Cửu còn có một tên gọi khác là 辞清_Từ thanh, nghĩa là: tạm biệt màu xanh(màu của cây cỏ). Sau ngày Trùng Cửu là mùa đông, không thích hợp để đi chơi ở vùng ngoại ô vì cây cối rụng lá, khô úa. Vì thế, Tết Trùng Cửu là cơ hội đi chơi cuối cùng trước khi thời tiết sang đông.

► 敬老节/Jìnglǎo jié/ - Ngày lễ người cao tuổi

Từ thời cận đại, ngày mồng 9 tháng 9 còn mang một ý nghĩa mới đó là Ngày lễ người cao tuổi. Bởi trong các con số thì số 9 là số lớn nhất, ngày 9/9 “九九”/jiǔjiǔ/ đồng âm với ”久久” Cửu mang ý nghĩa là 长久 lâu dài, 长寿 trường thọ vậy nên nó tượng trưng cho lời chúc sức khỏe, chúc thọ của con cháu dành cho các người lớn tuổi.

Tết Trùng Cửu (Trùng Dương) Trung Quốc

Các phong tục dân gian ngày Trùng Cửu

Trong quá trình hình thành và phát triển, tết Trùng Dương không chỉ dung hợp với nhiều phong tục dân gian khác mà còn tích hợp nhiều ý nghĩa văn hóa nội hàm trở thành một lễ hội truyền thống Trung Quốc kết hợp với nhiều phong tục dân gian. Các hoạt động ngày tết Trùng Dương bao gồm: Du lịch ngắm cảnh, leo núi ngắm cảnh, ngắm hoa cúc, hái thuốc Đông y, tổ chức tiệc cho người cao tuổi, ăn bánh Trùng Dương, uống rượu hoa cúc,...Ngoài một số hoạt động đã kể trên, dưới đây là 1 số hoạt động tiêu biểu:

► 晒秋/Shài qiū/ - Phơi hoa màu vào mùa thu

Tết Trùng Dương là thời điểm đẹp nhất để ngắm cảnh thu, khi tới các thôn làng ngắm cảnh thu, ngắm nhìn cảnh hoa màu được phơi trên khắp các mái nhà, khung cửa sổ đã trở thành một hot trend du lịch. Phơi hoa màu vào mùa thu đã trở thành một hoạt động nông nghiệp tiêu biểu, mang đậm tính vùng miền. Cuộc sống ở các làng quê vùng Hồ Nam, Quảng Tây, An Huy, Giang Tây,..do địa hình phức tạp và ít đất bằng nên họ phải sử dụng hiên nhà, mái nhà và mái che của cửa sổ để phơi và treo hoa màu(Xem ảnh minh họa bên dưới). Theo thời gian, nó đã phát triển thành một hiện tượng nông nghiệp truyền thống. Lối sống đặc biệt và cảnh người dân phơi khô hoa màu này dần trở thành chất liệu để các họa sĩ, nhiếp ảnh gia săn đuổi, sáng tạo nghệ thuật và họ đã định hình nên cái tên thơ mộng “晒秋”.

► 吃重阳糕/Chī chóngyáng gāo/ - Ăn bánh Trùng Dương

Tết Trùng Cửu

Theo ghi chép, bánh Trùng Dương còn được gọi là bánh hoa cúc, bánh ngũ sắc, không có công thức làm nhất định, mỗi vùng sẽ làm 1 kiểu. Bánh Trùng Dương thường sẽ làm thành 9 lớp, trông như cái tháp, bên trên có 2 con cừu, vì cừu phát âm là yáng 2 con cừu là yángyáng đồng âm với 阳阳 chính là 重阳. Cũng có người thay 2 con cừu trên bánh bằng 1 lá cờ đỏ hoặc hạt thù du(một loại quả làm thuốc đông y) và thắp nến, bởi đốt nến 点灯 ăn bánh 吃糕 thay cho 登高 . Cho đến ngày nay, bánh Trùng Dương vẫn chưa có công thức cố định, vậy nên các món bánh mềm dẻo mà các vùng ăn vào dịp tết Trùng Dương đều được gọi là bánh Trùng Dương.

► 赏菊/Shǎng jú/_Ngắm hoa cúc và 饮菊花酒/Yǐn júhuā jiǔ/_Uống rượu hoa cúc

Tìm hiểu Tết Trùng Cửu Trung Quốc

Từ xa xưa, vào dịp tết Trùng Dương người ta có phong tục ngắm hoa cúc, vậy nên ngày này còn được gọi là Lễ hội hoa cúc. Hoa cúc vốn là một loài hoa tự nhiên vô cùng rực rỡ và kiêu xa. Từ thời Tam Quốc, Ngụy, Tần tụ tập uống rượu, ngắm hoa, làm thơ đã trở thành “trend”. Trong những phong tục cổ đại của Trung Quốc, hoa cúc là loài hoa tượng trưng cho sự trường thọ, biểu tượng của sư kiên cường bất khuất (hoa cúc nở cả vào mùa đông và rất lâu tàn)

Uống rượu hoa cúc, do đặc tính độc đáo của mình mà hoa cúc đã trở thành biểu tượng của sức sống mãnh liệt. Hoa cúc có tác dụng dưỡng sinh, thời nhà Tấn, những người ở núi Nam Dương sống rất thọ nhờ uống nước hoa cúc. Tết Trung Dương uống rượt hoa cúc là 1 tập tục truyền thống của Trung Quốc. Rượu hoa cúc là thức uống không thể thiếu vào ngày lễ Trùng Dương thời cổ đại, rượu thoa cúc là rượu thuốc, vị hơi đắng, uống vào có tác dụng sáng mắt, tinh thần sảng khoái, đồng thời cũng mang ý nghĩa cầu mong phúc lành, giải trừ tai họa.

Trên đây là thông tin về Tết Trùng Cửu – một ngày Tết truyền thống ở Trung Quốc. Hi vọng sau bài viết này giúp bạn hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trùng Dương.



Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay để trải nghiệm hệ thống học tiếng Trung giao tiếp đã giúp hơn +100.000 học viên thành công trên con đường chinh phục tiếng Trung. Và giờ, đến lượt bạn....