Có người coi nó là một thái độ sống theo đuổi sự bình yên trong tâm hồn, cũng có người coi nó là thái độ sống buông thả bản thân.
Từ này xuất hiện lần đầu tiên trong một tờ báo của Nhật Bản, trong bài báo họ nhắc đến khái niệm “Chàng trai Phật hệ”, đặc điểm của những “chàng trai Phật hệ” là chỉ quan tâm đến sở thích cá nhân, mọi việc luôn làm theo suy nghĩ và sở thích của mình, và đặc biệt không thích yêu đương, ở bên người yêu khiến họ cảm thấy phiền phức và mệt mỏi. Sau này trên các trang mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện rất nhiều các cụm từ có chứa từ “Phật hệ” như: "yêu đương kiểu Phật hệ", "nuôi cá kiểu Phật hệ", “thanh niên Phật hệ”, “người mua Phật hệ”, “nhân viên Phật hệ”, “những cô gái Phật hệ”, “những chàng trai Phật hệ”. Giải nghĩa của một số cụm từ:
Những câu nói "sao cũng được", "có thể", "chẳng sao cả"được xem là biểu hiện đồng thuận của giới trẻ đối với cuộc sống.
Họ lựa chọn phương thức chung sống hòa bình, không mâu thuẫn, không đối đầu, càng không có phản kháng.
Họ lựa chọn cuộc sống độc thân. Yêu đương với họ là lãng phí thời gian. Họ không thích lợi dụng các mối quan hệ, thậm chí còn hạn chế giao thiệp để tránh mọi phiền phức. Họ chọn cách sống chậm rãi, lặng lẽ và tự lập theo ý thích của mình, không kết hôn, không sinh con.
Đây có thể coi là một biểu hiện tiêu cực của xã hội Trung Quốc bởi vì một bộ phận thanh niên Trung Quốc lại chọn cách "tự đào thải", trốn tránh việc đối mặt với hiện thực tàn khốc bằng quan niệm sống mặc kệ cuộc đời -"sao cũng được"