Tết Thanh Minh được xem là ngày lễ quan trọng chứa đựng nhiều ý nghĩa quan trọng trong văn hóa phương Đông. Tết Thanh Minh ở Trung Quốc không thể thiếu Bánh Thanh Đoàn Tử với rất nhiều hoạt động ý nghĩa lưu truyền bao đời nay.
Theo lịch pháp cổ đại, Thanh Minh viết tiếng Trung “清明” có nghĩa là trong sáng. Trong năm, Thanh Minh chính là 1 trong 24 tiết khí thường diễn ra khoảng trước hoặc sau ngày 5/4 dương lịch, sau Đông Chí 108 ngày.
Người Trung Hoa quan niệm rằng, nguồn gốc Tết Thanh Minh bắt nguồn ngày tế lễ của vua chúa thời cổ. Say này dân gan học theo và từ đó xuất hiện tập tục tảo mộ để tưởng nhớ công ơn tổ tiên. Theo truyền thuyết, vua Đại Vũ trị thủy thành công vào đúng vào dịp mùa xuân tới, trời đất trong lành, không khí ấm áp, trăm hoa đua nở, nhân dân liền tổ chức hoạt động chúc mừng và gọi là Tết Thanh Minh.
Từ xa xưa, Tết Thanh Minh đã trở thành ngày lễ ý nghĩa thiêng liêng đi sâu tiềm thức người dân Trung Quốc. Đây không chỉ là thời điểm phù hợp cho vụ mùa mới mà còn là tập tục đầu xuân quan trọng, là sự kết hợp nỗi buồn và hi vọng.
Tảo mộ là hoạt động chính của người dân trong Tết Thanh Minh. Họ sẽ quét dọn sạch sẽ mồ mả ông bà tổ tiên, những người thân yêu đã khuất. Sau khi hoàn tất các thủ tục sửa sang, quét dọn mồ mả nghĩa trang sạch sẽ, con cháu bày thức ăn, hoa quả ra cúng những người đã khuất, thắp hương, đốt tiền vàng để tưởng nhớ tổ tiên
Bên cạnh đó, nhiều người Trung Hoa luôn lưu truyền tập tục trồng cây lấy lộc. Bởi Thanh Minh là thời điểm tiết trời thuận lợi có mưa xuân điều kiện giúp cỏ cây sinh sôi mãnh liệt. Trong ngạn ngữ nông nghiệp có rất nhiều câu nói về công việc nhà nông và Thanh Minh, ví dụ như: “Trường sau Thanh minh trồng dưa, trồng đậu”; “Trồng cây tốt nhất là Thanh minh, trồng một khúc gỗ cũng nảy mầm”.
Tết Thanh Minh còn trở thành ngày hội phong phú về văn hóa tâm linh ở đất nước này. Ngoài các hoạt động chính là tảo mộ, trồng cây người dân Trung Quốc tham gia ngày hội du xuân và tổ chức các hoạt động văn hóa kết nối tình yêu thương con người.
Những người trong gia đình cùng nhau đến phần mộ tổ tông, đi bách bộ dạo mát trong công viên, thả diều hoặc tham dự một vài trò chơi thể thao như: Đánh đu, đá cầu, đá banh da…
Ngày nay, trong xã hội hiện đại Tết Thanh Minh còn là thời điểm khá nhiều người tranh thủ cùng gia đình, bạn bè tổ chức đi dã ngoại, đi chơi xa. Nhiều điểm du lịch nổi tiếng Trung Quốc trong những ngày này đều rất đông.
Nếu có dịp đến Trung Quốc trong Tiết Thanh Minh bạn sẽ có thêm cơ hội được tham dự các trò chơi thể thao dân gian như đá cầu, đá banh da, đánh đu, kéo co, tục chọi gà…
Theo truyền thuyết Trung Hoa, từ xưa kia Hoàng Đế đã lập ra bộ môn đá banh nhằm mục đích huấn luyện binh sĩ. Đến nay môn thể thao đã trở thành loại hình giải trí cực kỳ được ưa chuộng.
Tập tục Thả Đèn lồng cũng là một trong những hoạt động ý nghĩa luôn xuất hiện trong các ngày lễ lớn đất nước Trung Hoa. Trong Tết Thanh Minh, dù là ngày hay đêm người dân đều thả những chiếc đèn lồng gắn vào dây diều. Họ quan niệm rằng đem thả trên bầu trời tựa xa như hàng ngàn ngôi sao sáng lấp lánh.
Bánh Thanh Đoàn Tử
Bánh Cuộn Thừng
Vào Tết Thanh Minh, người dân Trung Hoa thường ăn bánh Thanh Đoàn Tử. Thanh Đoàn Tử là bánh có màu xanh bóng như ngọc, mùi thơm, vị mềm ăn vào thấy ngọt bùi, béo mà không ngấy. Người Giang Nam dùng bánh này để cúng tổ tiên và trở thàng một phong tục ẩm thực nổi tiếng vùng đất này.
Tiếp đó, bánh Cuộn Thừng cũng là món ăn đặc trưng không thể thiếu trong dịp Tết. Bánh Cuộn Thừng được chiên ngập dầu, vị giòn, thơm. Món bánh này có sự khác biệt giữa hai miền, ở miền Nam bánh nhỏ, tinh xảo, dùng bột gạo để làm còn ở miền Bắc bánh thường to và nguyên liệu chính là bột mì.
Học từ vựng tiếng Trung về chủ đề tiết Thanh Minh sẽ giúp dễ dàng ghi nhớ hơn, hãy cùng mở rộng vốn từ vựng qua danh sách từ vựng thường gặp trong bảng sau.
Tiếng Trung | Phiên âm | Dịch nghĩa |
清明节 | / qīngmíng jié / | Tiết Thanh Minh |
种植 | / zhòngzhí / | Trồng cây |
放风筝 | / fàng fēngzhēng / | Thả diều |
踏青 | / tāqīng / | Đạp Thanh |
扫墓祭祖 | / sǎo mù jì zǔ / | Tảo mộ |
祖先 | / zǔxiān / | Tổ tiên |
上香 | / shàngxiāng / | Thắp hương |
拔草 | / bácǎo / | Nhổ cỏ |
看风景 | / kàn fēngjǐng / | Ngắm cảnh |
许愿 | / xǔ yuàn / | Cầu nguyện, khấn xin |
饮水思源,缘木思本 | / yǐn shuǐ sī yuán, yuán mù sī běn / | Uống nước nhớ nguồn |
清明前后,种瓜种豆 | / qīngmíng hòu , zhòng guā zhòng dòu / | Thanh Minh đến, trồng dưa, trồng đậu. |
种植造林,莫过清明 | / zhòng zhí zào lín, mò guò qīng míng / | Đến tết Thanh Minh, trồng cây gây rừng. |
陵墓 | / líng mù / | Lăng mộ |
陵园 | / líng yuán / | Khu mộ |
公墓 | / Gōngmù / | Nghĩa địa công cộng |
墓地 | / mùdì / | Nghĩa địa |
墓碑 | / mù bēi / | Bia mộ |
墓道 | / mù dào / | Đường vào mộ |
墓志 | / mùzhì / | Mộ chí |
墓志铭 | / mùzhì míng / | Khắc mộ chí |
Hy vọng bài chia sẻ này bạn có thể biết được điểm giống và khác giữa Tết Thanh Minh Trung Quốc và Việt Nam.