Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!
trungtamdaytiengtrung@gmail.com
Nội dung bài viết

Dimsum - Nét ẩm thực đặc trưng Trung Hoa

Cầu kỳ, đa dạng và lâu đời là ba đặc điểm nổi bật trong ẩm thực Trung Hoa. Và dimsum là một trong những món ăn sở hữu đầy đủ các đặc điểm ấy. Sự cầu kỳ trong cách chế biến, sự tinh tế trong hương vị giúp dimsum trở thành nét ẩm thực đặc trưng Trung Hoa.

Dimsum - Nét ẩm thực đặc trưng Trung Hoa

Dimsum là món ăn nhẹ người Trung Quốc rất yêu thích hay còn có tên gọi khác là điểm tâm. Dimsum là tên gọi chung của những món ăn chế biến theo kiểu bọc một lớp bột mì mỏng bên ngoài và bên trong có thể là đồ chiên, đồ hấp, đồ mặn hay đồ ngọt. 

Theo truyền thuyết, một vị tướng quân thời Đông Tấn khi chứng kiến cảnh tướng sĩ anh dũng diệt giặc, ngày đêm đổ máu chiến tường lập được những chiến công hiển hách vang dội đã vô cùng cảm động lập tức ban lệnh làm những loại bánh ngọt được yêu thích. Sau đó mang ra tiền tuyến thăm hỏi binh sĩ với ngụ ý “chạm tới trái tim” “点点心意”. Từ đó “点心” tiếng Trung là “Điểm tâm” được lan truyền rộng rãi và trở thành tên gọi chung của món ăn này. 

dimsum trung quoc

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dưới đôi bàn tay của người dân lao động những món ăn dimsum xuất hiện ngày càng đa dạng, phong phú cả về phương thức chế biến và hình dáng của món ăn. 

Có thể kể tên đến các món ăn như: Bánh ngọt, bánh rán, bánh hoa quế, bánh bao, bánh sủi cảo, bánh trôi nước…. Với rất nhiều tạo hình bắt mắt thú vị như dạng mô hình học, mô hình đồ vật, con vật… 

 Theo truyền thống Trung Quốc, khi người thân hoặc bạn bè đến thăm nhà ngoài mời thưởng trà, ăn trái cây họ luôn muốn chuẩn bị thêm các món điểm tâm để đãi khách cho thật chu đáo. Những món điểm tâm dần dần được cải tiến, sáng tạo và là một trong những món ăn ý nghĩa trong những ngày lễ, Tết đặc biệt. Kể từ đó, dimsum trở thành một nét ẩm thực rất riêng trong văn hóa ẩm thực Trung Hoa.

 

Điểm danh những món dimsum nổi tiếng Trung Quốc

Dimsum có hàng trăm loại khác nhau, cùng Trung tâm tiếng Trung SOFL điểm qua những món ăn dimsum vô cùng được yêu thích ở đất nước này nhé.

 

Bánh bao (包子)

Những chiếc bánh bao luôn được nặn theo hình tròn. Có khi nào bạn cảm thấy tò mò bởi hình dạng của chúng. Đó là vì chúng được tạo ra như thể hình đầu người khi đã cách đây rất nhiều thế kỷ. Những chiếc bánh bao được đội quân lính làm để dâng lễ lên các vị thần cho phép họ an toàn đi lại qua các con sông. Đây chính là một phần ý nghĩa những chiếc bánh bao.

 

Bánh màn thầu (馒头)

Bánh màn thầu còn có tên gọi khác là bánh hấp. Nếu như bánh bao thường có nhân và nấm thì bánh màn thầu là loại bánh không có nhân với nguyên liệu chế biến gồm bột mì, đường, bột nở. Đồng thời, để người sử dụng dễ dàng tiêu hóa hơn, bột của bánh thường được lên men trước đó. 

banh man thau

Với đặc điểm mềm, đặc ruột và mùi đặc trưng, bánh màn thầu vô cùng được yêu thích và phổ biến ở Trung Quốc. Tuy nhiên, một số vùng người ta sử dụng nhân cho loại bánh hấp này.

 

Bánh gạo cuộn (肠粉)

Gạo là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu trong ẩm thực Trung Quốc. Từ bao đời này, người Trung Quốc luôn chế biến ra nhiều món ăn ngon từ gạo. Phổ biến và ưa chuộng hơn cả là bánh bao và bánh tráng. Bánh bao được tạo ra đầu tiên với nguyên liệu chính là bột gạo. Cách đây không lâu, họ mới bắt đầu sử dụng các thành phần khác. 

Lần đầu tiên, bánh gạo cuộn được giới thiệu tại khu vực tỉnh nông nghiệp ở Quảng Châu. Nhân bánh được làm từ thịt lợn hoặc thịt bò sau đó trộn nhúng ăn kèm nước tương được chế biến theo công thức rất riêng của người Trung Quốc.

 

Sủi cảo

Sủi cảo là một trong những món ăn truyền thống thường có trong những bữa ăn ngày đầu năm mới ở Trung Quốc. Ngoài hương vị đặc trưng, món sủi cảo tượng trưng cho sự đoàn viên, đoàn tụ các thành viên trong gia đình.

sui cao

Nguyên liệu chính chế biến món ăn này gồm có vỏ bột mì, các loại rau và tùy loại nhân thịt theo khẩu vị người dùng. Bạn có thể thưởng thức rất nhiều loại sủi cảo khác nhau khi đến Trung Quốc như: Sủi cảo hấp, sủi cảo luộc hay món sủi cảo chiên thơm lừng. 

Đặc biệt, người ta thường cho thêm đường đỏ, táo, đồng tiền vàng hay hạt dẻ vào nhân. Họ quan niệm rằng ăn sủi cảo có đồng tiền vàng năm tới càng hạnh phúc, ăn được hạt dẻ năm mới sớm sinh quỷ tử và ăn được hạt đậu đỏ càng mạnh khỏe trường thọ.

 

Bánh trôi (汤圆)

Bánh trôi là món bánh không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán hay Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc. Những chiếc bánh trôi được nặn tròn với nhân làm từ bột nếp, thêm lớp vừng đen hay đậu đỏ với ngụ ý cho một năm mới sức gia đình sum họp, hạnh phúc viên mãn.

 

Potsticker (锅 贴 )

Bánh Potsticker là loại bánh bao chiên có nhân thịt và rau, tương tự như món bánh bao gyoza Nhật Bản. 

Bánh được tạo ra hoàn toàn bất ngờ bởi một đầu bếp nổi tiếng của triều đình khi vô tình đốt cháy một bên bánh bao trong lúc chuẩn bị buổi tiệc cho hoàng đế. 

Hạn chế về thời gian, đầu bếp không thể khắc phục được món ăn và chỉ đơn giản là lý giải nguyên bánh bao bị cháy cho khách mời. Tuy nhiên, chính hương vị lạ, đặc biệt từ đó món bánh được rất nhiều người thường thức khen ngon miệng. 

Hoành thánh (云吞)

hoanh thanh

Hoành thánh là món ăn gốc ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc nhưng nay đã phổ biến khắp đất nước Trung Hoa. Những miếng hoành thánh nhân tôm thịt thơm ngon thường được ăn kèm mì hoặc hủ tiếu đã được du nhập vào Việt Nam khoảng những năm 1930. Tuy nhiên, món đã có sự biến đổi khác với món ăn gốc và có tên gọi khác là mì vằn thắn.

 

Xíu mại (烧 卖)

Xíu mại là món ăn truyền thống vô cùng được yêu thích ở Trung Quốc. Món ăn có từ thời nhà Nguyên cách đây khoảng 800 năm. Đến nay, xíu mại được phát triển và sáng tạo thành nhiều loại bánh khác nhau. Phổ biến nhất trong đó phải kể đến xíu mại Quảng Đông nhân thịt cá màu cam được bọc trong lớp vỏ màu vàng tươi. Nhân xíu mại cũng rất đa dạng đó có thể là tôm, thịt heo, cá hay đôi khi là những loại nấm ăn kèm dầu ớt hoặc nước tương vô cùng ngon miệng.

 

Bánh củ cải chiên (萝卜糕)

Nếu có dịp đến Trung Quốc, đừng quên thưởng thức món bánh củ cải chiên đúng điệu nơi đây nhé. Củ cải Trung Quốc được thái nhỏ, trộn cùng bột gạo, bột mì chiên giòn bên ngoài và đặc biệt bên trong vẫn phải mềm. 

banh cu cai

Để tạo thêm mùi vị, bánh thường được trộn thêm một ít xúc xích hoặc thịt heo ăn kèm. Ở Phúc Kiến hay một số địa phương khác, người ta có thể thay thế củ cải thành khoai môn với cách chế biến tương tự. 

Bánh củ cải chiên còn được ăn trong ngày đầu năm mới vì củ cải tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có cho gia chủ. 

Chắc hẳn, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về nguồn gốc dimsum và những món ăn dimsum nổi tiếng Trung Quốc. Thực tế, còn rất nhiều món ăn dimsum khác mà Trung tâm SOFL chưa liệt kê hết được. Bạn đã từng thưởng thức món dimsum nổi tiếng nào? Nếu có cơ hội đến Trung Quốc, hãy thưởng thức hết nhé!



Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay để trải nghiệm hệ thống học tiếng Trung giao tiếp đã giúp hơn +100.000 học viên thành công trên con đường chinh phục tiếng Trung. Và giờ, đến lượt bạn....