Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!
trungtamdaytiengtrung@gmail.com
Nội dung bài viết

Tết Trung Thu ở Trung Quốc và Việt Nam có gì khác biệt?

Bạn có biết Tết Trung Thu ở Trung Quốc và Việt Nam có gì giống và khác, nguồn gốc tết Trung Thu có từ bao giờ. Hãy cùng SOFL đi khám phá những điều thú vị này nhé.

 

Tết Trung Thu ở Trung Quốc

Nguồn gốc

Tết Trung Thu ở Trung Quốc bắt nguồn từ thời vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch), câu chuyện gắn liền với nàng Dương Qúy Phi. Nàng là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa lúc bấy giờ. Cũng vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà bị triều thần cho rằng nàng đã mê hoặc nhà vua và bỏ bê triều chính. Vua Đường Huyền Tông buộc phải ban cho sủng phi dải lụa trắng để củng cố lại triều đình. Vì niền thương tiếc khôn nguôi của vua Đường đã làm lay động các tiên nữ, vào đêm trăng sáng nhất của tháng 8. Vua đã được lên cung trăng gặp Dương Quý Phi, sau khi về trần gian ông đã lấy ngày 15/8 là ngày tết Trung Thu để tưởng nhớ sủng phi của mình.

Các hoạt động diễn ra

Tết Trung Thu ở Trung Quốc gắn liền với chiếc đèn lồng, đèn hoa đăng và đèn Khổng Minh. Đối với người dân Trung Hoa họ quan niệm rằng những thứ này sẽ giúp đem lại may mắn, bình an cho họ.

Nổi bật nhất về nét văn hóa của người Trung Hoa về ngày Tết Trung Thu phải kể đến đèn Khổng Minh, đèn có kích thước lớn hơn, có giấy dán xung quanh, thắp nến ở giữa, sau khi được viết điều ước lên đèn thì được thả lên bầu trời.

Đèn Khổng Minh đồng loạt được thả lên bầu trời tựa như những vì sao sáng gửi lời thỉnh cầu của người dân tới các vị thần linh.

tet trung thu trung quoc

Phong tục thả đèn lồng cầu nguyện ở Trung Quốc

Tục lệ ăn bánh Trung Thu đã có từ thời xa, trước kia thì bánh Trung Thu được tạo ra để cúng tế thần mặt trăng. Giờ đây bánh Trung Thu là món ăn, biểu tượng không thể thiếu trong ngày tết Đoàn Viên này.

 

Tết Trung Thu ở Việt Nam

Nguồn gốc

Tết Trung Thu ở Việt Nam thì có nguồn gốc thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.
Khác với Trung Thu ở Trung Quốc thì có truyền thuyết Thỏ Ngọc thì Trung Thu ở Việt Nam thì lại được thêu dệt lên sự tích chú Cuội và chị Hằng.

Các hoạt động diễn ra

Tết Trung Thu tại Việt Nam được gọi là tết đoàn viên, nên vào dịp này bạn sẽ thường bắt gặp trên đường có rất nhiều đèn ông sao, mặt nạ, đèn sư tử và những món đồ chơi cho trẻ em trong ngày này.

Ngày nay, bạn sẽ dễ đang bắt gặp được nhiều nơi sẽ tổ chức chương trình Trung Thu cho trẻ em với sự xuất hiện của chú Cuội, chị Hằng và hoạt động múa lân tạo lên không khí Trung Thu náo nhiệt.

Không khí Trung Thu Việt Nam gắn liền với chú cuội và hoạt động múa lân

Tóm lại : Tết Trung Thu ở Trung Quốc và Việt Nam lại có 1 điểm chung đó là đều được tổ chức hàng ngày vào ngày 15.8 (Âm lịch). Trong tiếng Trung, “Nguyên” có nghĩa là đầu tiên, “Tiêu” có nghĩa là mặt trăng, “tết Nguyên Tiêu” nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới.

 



Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay để trải nghiệm hệ thống học tiếng Trung giao tiếp đã giúp hơn +100.000 học viên thành công trên con đường chinh phục tiếng Trung. Và giờ, đến lượt bạn....