Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!
trungtamdaytiengtrung@gmail.com
Nội dung bài viết

Bạn có biết nguồn gốc của chữ Hán?

Nội dung bài viết
Chữ Hán (hay còn được gọi là Hán tự) là ngôn ngữ tượng hình ra đời sớm nhất thế giới. Đã có rất nhiều giả thiết về nguồn gốc loại ngôn ngữ đặc biệt này. Cùng Tiếng Trung SOFL tìm hiểu về nguồn gốc chữ Hán nhé.

 

Nguồn gốc chữ Hán

Theo truyền thuyết, chữ Hán có nguồn gốc từ Bào Hy (thời Phục Hy) là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Truyền thuyết cho rằng, Bào Hy là người sáng tạo hệ thống Bát Quái từ một nét đứt (--) đại diện cho Âm và đại diện cho Dương là một nét liền (-). Sự kết hợp 2 nét này được ghi nhận và truyền đạt về hiện tượng xung quanh trời đất. 

Thời Thần Nông, để ghi nhớ sự vật, sự việc và hiện tượng người ta dùng dây thừng thắt nút. Hay còn được gọi là “kết thằng” là một hệ thống chữ viết thô sơ được hình thành sau hệ thống Bát Quái thời Phục Hy. 

nguon goc chu han

 Đến thời Hoàng Đế (2697 – 2598 TCN) vị sử quan Thương Hiệt từ hình dạng của dấu chân chim mà bắt chước sáng tạo ra chữ viết. Tuy nhiên, hình thể chữ viết đó thế nào thì đến nay vẫn còn là một giả thiết nhưng người ta gọi đó là hệ thống chữ Khoa Đẩu (chữ nòng nọc).  

Cho đến đầu thế kỷ XX, trên xương cốt mai rùa các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hệ thống chữ viết có nội dung về bói toán có niên đại thuộc nhà Thanh. Chữ Viết trên xương cốt gọi là Giáp Cốt Văn. Đồng thời, họ còn phát hiện chữ viết trên các chuông vạc bằng đồng nhà Chu được gọi là Chung Đỉnh Văn. 

Lúc đầu, chữ viết chỉ dùng mô tả hình tượng bề ngoài và được gọi là Văn. Sau bổ sung thêm thanh điệu trong chữ viết nên gọi là Tự. Từ đó, chữ viết mở rộng thêm nhiều từ mới và phát triển qua hệ thống thanh điệu. Lúc bấy giờ, chữ viết được viết lên thẻ lụa, trẻ gọi là Thư. 

Hệ thống chữ viết người Trung đã phát triển và hoàn thiện từ thời Chu với số lượng từ vựng không quá 2.500 chữ. Và giờ đây, lượng từ vựng tiếp tục phát triển lên hàng chục ngàn. 

chu han

>>> Cách viết chữ Hán đẹp

Chữ Viết Trung Hoa thời đó là những hình biểu thị ý, nghĩa là phác vẽ vật muốn biểu đạt. Ví dụ như, muốn chỉ Mặt Trời, người ta vẽ , sau thành chữ 日; muốn chỉ Mặt Trăng, Trung Hoa vẽ sau thành chữ 月... 

Đó là vào thời kỳ đầu, đến giai đoạn tiếp theo thì chữ cũng tượng hình mà thêm tính cách biểu ý như: [cham] Nhật có nghĩa là ngày, [cham 2] Nguyệt thêm ý nghĩa chỉ tháng. 

Qua giai đoạn sau, chữ Trung Hoa không dùng hình để ghi vần ghi âm mà sử dụng thêm nhiều cách để tạo chữ mới chữ hội ý, giả tá, chuyển chú… Chung quy vẫn giữ bản chất tượng hình. Dùng thanh âm của một chữ để ghi thanh âm chữ khác. 

Chẳng hạn như dùng chữ “成”  là nên, để ghi âm chữ thành “城” là thành lũy và chữ thành “誠” là thành thực. Như vậy hai chữ thành 城 và 誠, mỗi chữ gồm hai phần – một phần ghi âm (thành 成), một phần ghi ý.

Bộ Thủ 

Tất cả những chữ viết được người Trung Quốc sắp xếp ra thành từng nhóm. Mỗi nhóm đại diện bởi một ký hiệu đó chính là bộ thủ. Có những bộ thủ bản thân chúng đã tạo một ý nghĩa riêng nhưng cũng có nhiều bộ thủ là đầu mối then chốt để sắp xếp các chữ chưa có nghĩa thực. 

bo thu tieng han

>>> Phương pháp học 2014 bộ thủ tiếng Trung

Hiện tại, chữ Hán được tạo thành bởi 214 bộ thủ. Để thuận tiện trong quá trình tra cứu nghĩa từ mới, người ta sắp xếp 214 bộ thủ thành các bộ theo số lượng nét. Tương ưng là 17 nhóm bộ thủ có từ 1 đến 17 nét. 

Ngoài ra, để tiện cho quá trình tìm hiểu và viết theo đúng quy tắc bộ thủ được nhóm theo từng loại nét, từng loại kết cấu từ đơn giản đến phức tạp. 

Như vậy, chúng ta đã hiểu và biết được nguồn gốc chữ Hán rồi. Nếu bạn cảm thấy thích thú với chữ Hán, vậy tại sao không tìm hiểu và tham gia ngay một khóa học tiếng Trung. Ngôn ngữ này đang còn rất nhiều điều thú vị và ý nghĩa chờ bạn khám phá. 



Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay để trải nghiệm hệ thống học tiếng Trung giao tiếp đã giúp hơn +100.000 học viên thành công trên con đường chinh phục tiếng Trung. Và giờ, đến lượt bạn....