Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!
trungtamdaytiengtrung@gmail.com
Nội dung bài viết

Lễ hội Cháo Laba - Đại lễ cầu may lớn nhất ở Trung Quốc

Tết Lạp Bát là ngày Tết đầu tiên trong tháng Chạp âm lịch và là ngày khởi đầu Tết tại Trung Quốc. Trong ngày này phần lớn mọi gia đình đều ăn cháo Lạp Bát. Đặc biệt, tại thủ đô Bắc Kinh còn là khu vực diễn ra Lễ hội Cháo Laba - Đại lễ cầu may đầu năm lớn nhất ở Trung Quốc.

lễ hội cầu may

Lễ hội cầu may được tổ chức tại Trung Quốc

>>> Tìm hiểu xem : Người Trung Quốc đón Tết Nguyên Đán như thế nào?

Tết Lạp Bát có ý nghĩa gì?

Theo tiếng Trung Quốc, từ “lạp” mang ba nghĩa: Một là tiếp nối, có hàm nghĩa là sự chuyển tiếp giữa cái cũ và cái mới; hai là từ đồng nghĩa với từ “săn” tức là săn bắn động vật hoang dã, chim, gà rừng dùng để cúng tổ tiên và tế thần; và nghĩa thứ ba là xua ma quỷ trừ tà.

Từ xưa Trung Quốc đã đặc biệt coi trọng nông nghiệp. Mỗi vụ được mùa, người xưa cho rằng mùa màng đều do đất trời ban cho, cần tổ chức các hoạt động long trọng cúng trời cúng đất để tạ ơn, gọi đây là "Lạp Tế". Sau khi kết thúc nghi lễ, mọi người tổ chức hoạt động chiêu đãi dân làng, nấu cháo bằng hạt kê mới, dân làng cùng chung vui ngày Tết, từ đó Tết Lạp Bát phát triển thành một trong ngày tết cổ truyền cúng bái tổ tiên.

tet lap bat

Những nguyên liệu làm ra món cháo Lạp Bát

Món Cháo Lạp Bát được chế biến từ các nguyên liệu như: kê nếp, gạo nếp, gạo lộc, hạt dẻ, đỗ đỏ, bột củ ấu, táo đỏ. Lượng nước sạch vừa đủ nấu cháo cùng các nguyên liệu đó, đợi cháo chín cho thêm hạnh nhân, hạt óc chó, hạt lạc, nho khô, đường đỏ… để món cháo hấp dẫn và ngon miệng hơn. 

Ngoài ra, vào mồng tám tháng chạp tại tỉnh An Huy còn có phong tục làm đậu phụ, còn ở thành phố Tây Ninh tỉnh Thanh Hải Trung Quốc có tập tục ăn mì Lạp Bát… 

 

Nguồn gốc Lễ hội Cháo Laba

Lễ hội cháo Laba được tổ chức vào ngày thứ tám tháng 12 (tháng Chạp) theo lịch âm của Trung Quốc tại ngôi chùa Yonghegong Lama thủ đô Bắc Kinh. 

Lễ hội này còn có nguồn gốc xuất phát từ Ấn Độ theo truyền thuyết của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trên đường tu thành chín quả. Trong công cuộc tu hành của ngài Thích Ca Mâu Ni rất cực khổ. Phải nhịn đói, nhịn khát quá lâu có lúc Người đã gục bên một bờ sông. Và một cô gái chăn cừu đem đến cho Ngày một bát cháo đậu để tiếp tục tiếp sức trong hành trình đầy gian khổ đó.

lễ hội cháo laba

Đạt tới sự giác ngộ và trở thành Đức Phật trong đúng ngày thứ tám của tháng âm lịch cuối cùng. Từ đó, các nhà sư và lạt ma luôn chuẩn bị cháo gạo vào đêm hôm trước trước và tổ chức lễ hội vào ngày hôm sau.

Những người dân thủ đô Bắc Kinh trong ngày lễ này luôn xếp hàng từ rất sớm với hy vọng được thưởng thức một bát cháo Laba. Họ tin rằng, cháo Laba giúp họ có sự giàu có, phát lộc và của cải trong năm tới. Đồng thời khi ăn họ sẽ gửi gắm lời cầu nguyện tốt đẹp nhất trong năm mới cho bản thân & gia đình. 

Với những ý nghĩa đặc biệt, lễ hội Cháo Laba nhận được sự tham gia đông đảo của người dân khắp đất nước Trung Quốc. Theo phong tục truyền thống, lễ hội Cháo Laba là ngày lễ Tết khởi đầu của Tết Nguyên Đán hằng năm ở Trung Quốc. 

 

 



Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay để trải nghiệm hệ thống học tiếng Trung giao tiếp đã giúp hơn +100.000 học viên thành công trên con đường chinh phục tiếng Trung. Và giờ, đến lượt bạn....