Đèn lồng đã và đang là hình ảnh đặc trưng văn hóa Trung Hoa từ bao đời này. Những chiếc đèn lồng luôn là phụ kiện trang trí trong các lễ hội, sự kiện quan trọng của đất nước.
Đặc biệt, lễ hội đèn lồng còn được coi là một sự kiện đánh dấu sự kết thúc mùa Tết của Trung Quốc. Qua lễ hội này, người dân muốn chào tạm biệt những ngày xuân vừa qua và cầu chúc, hy vọng cho một năm mới hạnh phúc trọn vẹn.
Vào dịp này, những chiếc đèn lồng đa sắc màu rực rỡ được trang trí khắp nẻo đường, ngõ phố Trung Hoa. Họ nghĩ rằng, những chiếc đèn lồng sẽ mang lại ánh sáng, mang đến niềm hy vọng về một tương lai tươi đẹp cho bản thân, gia đình và những người họ yêu thương.
Người Trung cho rằng, lễ hội Đèn lồng có lịch sử từ 2000 năm trước với rất nhiều câu chuyện, truyền thuyết liên quan. Trong đó nổi tiếng hơn là truyền thuyết về Hán Minh Đế.
Đạo Phật Trung Quốc thời Hán Minh Đế cực kỳ phát triển. Cứ đến ngày 15 âm lịch mỗi năm, các nhà sư đều treo đèn lồng ở Trung Quốc. Thấy vậy Hán Minh Đế ra lệnh tất cả chùa, cung điện & nhà ở làm theo… Từ đó, hằng năm vào ngày nay những chiếc đèn lồng luôn được trang trí rực rỡ khắp mọi ngóc ngách nẻo đường.
Người Trung Quốc coi lễ hội này có ý nghĩa tinh thần rất lớn. Họ tin rằng ánh sáng từ đèn lồng được thắp lên giúp xua tan đen tối của mùa đông và cũng là tín hiệu báo xuân đang về. Họ cũng cho rằng đây chính là lễ hội kết thúc chuỗi ngày chào đón năm mới, ăn mừng Tết cổ truyền ở Trung Quốc.
Sự kiện này kết thúc, đồ trang trí trong năm mới sẽ được gỡ xuống và mọi người tiếp tục trở về cuộc sống thường ngày.
Chiều tối, nhà nhà đều nô nức xuống phố để chiêm ngưỡng vẻ đẹp đa sắc màu hàng nghìn chiếc đèn lồng. Cùng với đó là tham gia nhiều hoạt động giải trí xuyên suốt lễ hội: Rước đèn, bắn pháo hoa, biểu diễn múa lân, kinh kịch,...
Đặc biệt, trước đó lễ hội còn là dịp tuyệt vời để cầu duyên của những bạn trẻ đang tìm kiếm một nửa còn lại của mình.
Đèn lồng đỏ Trung Quốc được treo trước cửa nhà
>>> Nghệ thuật tranh cắt giấy Trung Quốc
>>> 5 buổi tượng may mắn của Trung Quốc
Một trong những điểm độc đáo trong lễ hội này là hoạt động thả đèn hoa đăng. Mỗi người tham dự sẽ viết điều ước, hy vọng của mình trong năm mới và đồng loạt thả lên bầu trời cao. Họ luôn tin rằng, những chiếc đèn sẽ giúp họ gửi những mong ước đến Thượng Đế.
Mặt khác, món ăn trong ngày này cũng được người dân hết sức chú trọng. Một trong những tục lệ phổ biến là ăn bánh trôi nước. Loại bánh được làm từ bột gạo nếp dẻo, có nhân trong là mè đen, đậu phộng, đường và một số loại đậu… Tùy theo khẩu vị mỗi người, bánh có thể được hấp, chiên hoặc luộc nhưng được ưa chuộng hơn cả là bánh luộc sau đó dùng chung rượu gạo.
Xuyên suốt lễ hội đèn lồng Trung Hoa được tổ chức ở rất nhiều khu vực. Đền Khổng Tử Nam kinh, Vườn đào Thượng Hải, Công viên Việt Tú là những địa điểm phổ biến người dân Trung Quốc thường tụ tập trong dịp này.
Trên đây là bài viết giới thiệu lễ hội đèn lồng Trung Hoa của trung tâm tiếng Trung SOFL giúp bạn hiểu biết về cuộc sống, con người nơi đây. Chúc các bạn chinh phục tiếng Trung thành công!