Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!
trungtamdaytiengtrung@gmail.com
Nội dung bài viết

Vạn Lý Trường Thành và những điều bí ẩn

Vạn Lý Trường Thành có nghĩa là "Thành dài vạn dặm" là một bức tường thành dài và nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Đây cũng là một trong những công trình vĩ đại nhất của Trung Quốc còn tồn tại tới ngày nay.

vạn lý trường thành

Vạn Lý Trường Thành được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987

Vạn Lý Trường Thành dài 21.196 km, là thành trì kéo dài hàng ngàn cây số từ Đông say Tây. Xây dựng lên Vạn Lý Trường Thành là cả một quá trình khổ cực của các tù binh, nô lệ.... kèm theo đó là những bí mật mà ít người biết đến. Hãy cùng SOFL đi khám phá về bí mật Vạn Lý Trường Thành ngay nhé.

 

Vạn lý trường thành được xây dựng từ thời đại nào?

Vạn Lý Trường Thành được xây dựng từ thời chiến quốc, vào năm 221 trước công nguyên bởi nhà Tần. Ban đầu, các nước nhỏ độc lập đã dựng lên những bức tường thành để chống lại quân Hung Nô, Mông cổ tràn xuống. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất đất nước, ông đã liên hết các tuyến phòng thủ rời rác thành một bức tường thành dài, đó là Vạn Lý Trường Thành.

>>> Xem thêm : Những người phụ nữ quyền lực khét tiếng nhất lịch sử Trung Hoa

Những bí ẩn về Vạn Lý Trường Thành

Hàng vạn bộ xương làm nền móng cho Vạn Lý Trường Thành

Để xây dựng lên Vạn Lý Trường Thành, Tần Thủy Hoàng đã huy động hơn hai triệu người làm quần quật trong suốt 10 năm với hoàn thành. Trường Thành được xây dựng trên núi non hiểm trở, đồi núi cheo leo, kéo dài trên bãi sa mạc hoang vu, trải dài hết cả Trung Quốc hùng vĩ. Nó được xây dựng lên để bảo vệ đế quốc Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và những bộ tộc du mục khác.

Những người tham gia xây dựng Vạn Lý Trường Thành đều là những Nô lệ, nông dân nghèo, những tù binh phạm tội chết, những nho sĩ không chịu tuân lệnh đốt sách. Dưới sự giám sát của những giám công độc tàn bạo, họ phải làm việc từ sáng tinh mơ tới khi mặt trời lặn, kể cả khi trời nắng nóng, lạnh buốt da, hay những ngày giông bão. Mọi sự phản kháng hay lười biếng đều phải chịu hậu quả thảm khốc.

Họ phải vận chuyển nguyên vật liệu là những khối đá, đất nặng hàng tấn, những sọt vôi vữa lên đỉnh núi. Do lao động vất vả, khí hậu khắc nghiệt, thiếu thốn thức ăn và bị giám công bạo hành, nên phần lớn công nhân đã phải bỏ mạng tại đây, xác họ bị vùi dưới chân tường thành.

Ước tính có khoảng hàng triệu công nhân đã chết khi hoàn thành công trình này.

Nhà Minh góp công lớn nhất xây dựng lên Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành ngày nay được xây dựng từ năm 1474 vào thời nhà Minh, sau khi mở mang bở cõi, chuyển về trạng thái phòng thủ. Nhà Minh đã mở rông, ra cố Vạn Lý Trường Thành, ước tính có khoảng 25.000 nghìn tháp canh được xây dựng dọc theo bức tường. Bức tường được xây dựng, gia cố bằng vậy liệu tốt như đá tốt và chắc chắn hơn nhiều so với thời Tần.

Có một sự thật là Vạn Lý Trường Thành của ngày nay là sự góp công lớn nhất của nhà Minh

Tuy tường thành được xây dựng với quy mô lớn nhưng số người chết khi xây dựng Vạn Lý Trường Thành thời Nhà Minh lại không được xử sách ghi chép.

 

>>> Những địa điểm du lịch Trung Quốc nổi tiếng

 

Vạn Lý Trường Thành có phải là bất khả xâm phạm

Cho tới giờ, Vạn Lý Trường Thành trở thành nhân chứng của thời gian, không chịu khuất phục duới thời tiết khắc nghiệt sự bào mòn của mẹ thiên nhiên.

Tuy nhiên, Vạn Lý Trường Thành tưởng chừng là bất khả xâm phạm lại bị chọc thủng bởi các thế lực từ phương bắc. Điển hình như năm 1555 tại Wo Yan, đội quân thiện chiến Mông Cổ đã âm thầm tấn công tường thành vào ban đêm bằng cách sử dụng móc để trèo tường mà lính canh không hề hay biết.

Một minh chứng cụ thể hơn là người Mãn từ phương bắc đã vượt qua tường thành để tiến vào chiếm lấy Bắc Kinh. Chấm dứt sự cai trị của nhà Mình, mở lên triều đại nhà Thanh.

Người Mãn vượt qua tường Thành để tiến vào Bắc Kinh năm 1630 Nguồn : Internet

=> Sự thực là Trường Thành không hề có giá trị trong việc ngăn chặn quân xâm lượng từ các thế lực phương bắc, nếu số tiền nhà Minh bỏ ra để xây tường thành thay vào việc tân trang vũ khí như pháo, súng để nâng cao khả năng chiến đấu còn hiệu quả hơn.

 

Những câu chuyện ly kỳ liên quan đến Vạn Lý Trường Thành

Câu chuyện nàng Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành

Câu chuyện về nàng Mạnh Khương Nữ khóc chồng là truyền thuyết dân gian nổi tiếng của Trung Quốc dưới thời nhà Tần.

Chuyện kể rằng, trong đêm tân hôm của mình, chồng Mạnh Khương Nữ bị bắt đi xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Mùa đông đến, nàng đan áo rồi lặn lội đường xa đi tìm chồng.

Tượng Mạnh Khương Nữ tại Tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

Nàng đi 10 ngàn dặm để tìm trồng bị bắ đi xây tường thành. Khi đến nơi, nàng nghe hung tin chồng mình đã chết rồi. Xung quanh chỉ là núi rừng, vách đá, không biết kiếm xác chồng ở đâu, tuyệt vọng, nàng khóc hết 3 ngày 3 đêm. Tiếng khóc của nàng vang xa 800 dặm trường thành, làm sụp đổ một khúc thành, để lộ xác chết của chồng mình. Sau khi an táng phu quân, nàng Mạnh Khương Nữ liền nhảy xuống biển tự vẫn.

Thực tế, nàng Mạnh Khương Nữ không phải họ Mạnh, đây là một cách đặt tên phổ biến ở thời Tiên Tần. Nàng họ Khương, một họ phổ biến của nước tề thời đó. Từ Mạnh là để chỉ người con trưởng nhất của người vợ lẽ.

 

Truyền thuyết về 99.999 viên gạch ở Gia Dục Quan

Viên gạch còn thừa được đặt trên cổng thành

Gia Dục Quan là cửa ải phía tây của Vạn Lý Trường Thành, được xây dựng bởi một người đàn ông tên là Yi Kaizhan vào thời nhà Minh (1368 -1644). Ông là một người giỏi về tính toán số học. Ông đã lên kế hoạch và tính toán cần 99.999 viên gạch để xây dựng lên tường thành. Khi Gia Dục quan hoàn thành, có một viên gạch còn sót lại, được đặt lỏng lẻo trên một cổng thành và nó vẫn còn lại cho đến nay.

 

Truyền thuyết về nàng Bao Tự đốt Đài Ly Sơn

Câu chuyện sảy ra ở triều đại Tây Chu (thế kỷ 11 TCN - 711 TCN). Khi đó, Bao Tự là một mỹ nữ hết lòng được Chu U vương sủng ái, tuy vậy, nàng lại không bao giờ cười.

Vì say mê nàng bao tự, vua quyết tâm dùng đủ mọi cách để làm nàng cười. Khi được Quắc Công Thạch khuyên Chu U Vương đốt lửa cho chư hầu đến.

Chu U Vương liền cho người đốt lửa trên các tháp dầu, các Trư Hầu cứ ngỡ là có giặc, bèn hốt hoảng đem quân đến ứng cứu. Khi đến kinh thành phát hiện Chu U Vương chỉ đốt lửa cho vui, các trư hầu hậm hực cuốn cờ ra về. Bao Tự ở trên thành liền bật cười lớn tiếng. Chu U Vương thấy vậy, nên một thời gian lại đốt lửa lừa các chư hầu.

Về sau, có giặc tới đánh kinh thành thật, Chu U Vương vội vàng đốt lửa triệu hồi các vị trư hầu tới ứng cứu. Sau một vài lần bị lừa, các vị trư hầu tưởng đùa nên không tới nữa.

Cuối cùng nhà Chu sụp đổ, quân nổi loại đánh vào trong hoàng cung, Bao Tự thắt cổ tự tử.

 



Gửi bình luận
Mã chống spamThay mới
 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay để trải nghiệm hệ thống học tiếng Trung giao tiếp đã giúp hơn +100.000 học viên thành công trên con đường chinh phục tiếng Trung. Và giờ, đến lượt bạn....